The dancing liquid – Vũ điệu nhảy múa của chất lỏng

1 Tháng Hai, 2018

Nguyên liệu:

  • Bộtspeakers
  • Nước
  • Phẩm màu
  • Một chiếc loa to

Cách làm:

  1. Trộn nước, bột và phẩm màu với nhau
  2. Đổ hỗn hợp ra một đĩa mỏng
  3. Đặt chiếc đĩa lên trên cái loa to
  4. Bật nhạc lên và xem vũ điệu nhảy múa của chất lỏng nhé!

Giải thích:

Chất lỏng có những tính chất đặc biệt do cấu tạo bên trong của chúng là những hạt xếp lỏng lẻo và có thể trượt lên nhau

Cấu trúc đó khiển chất lỏng có thể trôi, chảy được.

Âm thanh của nhạc tạo nên sự rung động khiến chất lỏng rung theo nhịp của nhạc

 

HÃY THỬ NHỮNG GIAI ĐIỆU KHÁC NHAU ĐỂ CHIÊM NGƯỠNG NHỮNG VŨ ĐIỆU CỦA CHẤT LỎNG!!!

THÍ NGHIỆM “BÓNG BÀN BIẾT BAY”

29 Tháng Một, 2018

Thí nghiệm ” Bóng bàn biết bay” hay cũng thường được gọi là “Floating Ping Pong Ball”, hãy cùng xem thí nghiệm này là gì nhé!

Thí nghiệm vô cùng thú vị này được tiến hành vô cùng đơn giản như sau:

Bong ban biet bay

Bước 1: Đặt máy sấy về chế độ mát, bật máy và hướng đầu sấy lên trên.

Bong ban biet bay

Bước 2: Đặt quả bóng bàn vào giữa luồng gió từ máy sấy và thả tay ra.

Bong ban biet bay

Bước 3: Quả bóng đã lơ lửng rồi này! Thử di chuyển máy sấy sang trái, phải xem quả bóng có bị rơi không nhé! Nhớ là phải giữ đầu máy luôn hướng lên trên

Bong ban biet bay

ĐIỀU KÌ DIỆU GÌ ĐÃ XẢY RA?

Đó là khoa học!

Đây là một thí nghiệm hết sức đơn giản minh hoạ cho nguyên lý Bernoulli. Đây cùng chính là nguyên lý cơ bản của một chiếc máy bay đó! Vì sao máy bay nặng đến vậy nhưng vẫn bay được trên không?

Trong thí nghiệm này, chiếc máy sấy tạo ra một luồng khí di chuyển hướng lên trên, làm giảm áp suất xung quanh quả bóng so với áp suất không khí. Nó tạo ra một cái “lồng” giữ quả bóng trong đó. Trong khi trọng lực muốn kéo quả bóng rơi xuống thì áp lực của luồng khí lại đẩy quả bóng lên. Hai lực này được giữ cân bằng khiến quả bóng lơ lửng mãi trong không trung.

Khi di chuyển máy sấy, quả bóng muốn thoát ra khỏi luồng khí nhưng áp suất bên ngoài mạnh hơn lại đẩy quả bóng vào trong “lồng”. Chính vì thế mà quả bóng bay lơ lửng theo máy sấy!

Chỉ là một thí nghiệm đơn giản nhưng hiện tượng hết sức thú vị. Bạn có tưởng tượng được rằng nó có cùng nguyên lí với hoạt động của một chiếc máy bay hay không? Đôi khi, những ý tưởng tuyệt diệu lại đến từ những điều hết sức cơ bản và bình thường.

Cùng khám phá các thí nghiệm khoa học vui khác tại đây nhé !

Bí quyết học khoa học bằng tiếng anh cho trẻ em tại nhà

24 Tháng Một, 2018

Để thành công trong việc chinh phục kiến thức khoa học, trẻ em không chỉ cần có thầy giỏi, sách hay, môi trường học tập trải nghiệm, mà còn có các chương trình nghe nhìn chất lượng cao, trong đó ngôn ngữ, vốn từ vựng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tư duy và diễn đạt ý tưởng. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ khoa học của thế giới hiện đại. Việc cho trẻ em làm quen và làm giàu vốn từ vựng chính là một cách giúp cho trẻ tiếp cận các kiến thức khoa học của thế giới được dễ dàng hơn.

Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu những kênh truyền thông có các video có nội dung khoa học có tính giáo dục cao và giải trí lành mạnh dành cho trẻ em. Thông qua các video đó, trẻ em không chỉ học được ngôn ngữ tiếng Anh, mà còn học được các nội dung kiến thức khoa học, các cách lý giải các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên, và gặp gỡ những nhà khoa học nổi tiếng.

Kênh PBS Kids:

Đây là kênh truyền hình hàng đầu của Mỹ dành riêng cho đối tượng là trẻ em. Kênh PBS Kids có rất nhiều nội dung phong phú, từ các phim hoạt hình cho đến các trò chơi thách thức với nhiều mức độ khác nhau. Trong kênh này có các mục dạy về khoa học cực kỳ thú vị cuốn hút hàng triệu trẻ em Mỹ theo dõi mỗi ngày. Có một điều đặc biệt là ở Mỹ, các nhân vật hoạt hình đều đi kèm với các sách in đi kèm. Do vậy, khi trẻ em xem phim hoạt hình, trẻ đều có sự liên hệ với các nội dung cuốn sách đã đọc, hoặc đi tìm các cuốn sách có nhân vật hoạt  hình đã được đề cập trong phim. Sự tương tác qua lại giữ xem phim và đọc sách, giúp trẻ duy trì hứng thú, đồng thời giúp phát triển về ngôn ngữ và kỹ năng đọc hiểu được tốt hơn. Sau đây là các chương trình dạy khoa học nổi tiếng của PBS Kids:

  • Sid the Science Kid:

http://pbskids.org/sid/videoplayer.html

Chương trình có một nhân vật hoạt hình tên là Sid, cùng các bạn của mình tham gia rất nhiều hoạt động khám phá khoa học, tìm hiểu các hiện tượng kỳ thú, các ngành nghề, các hoạt động sáng tạo. Chương trình được lồng ghép giữa các hoạt động thực tế và các nhân vật hoạt hình, với nhiều thí nghiệm phong phú được tiến hành trong lớp học và ngoài thực tế. Điều đặc biệt là chương trình được dẫn dắt bởi những mẫu chuyện ngắn, dễ nhớ, có nội dung được biên tập công phu, từ ngữ được chọn lọc, được thiết kế dành cho trẻ từ 3-6 tuổi.

  • Cat in the hat:

http://pbskids.org/catinthehat/video/

Bộ phim hoạt hình dựa trên truyện cùng tên Cat in the Hat của tác giả Dr. Seuss đã làm mê hoặc hàng triệu trẻ em hàng thập kỷ qua. Bằng sự lồng ghép cách học ngôn ngữ tiếng Anh với các kiến thức khoa học và toán, Cat in the Hat là một chương trình được rất nhiều phụ huynh tại Mỹ chọn lựa cho con mình xem trước khi bước vào lớp 1.

  • Curious George:

http://pbskids.org/curiousgeorge/video/

Nhân vật hoạt hình là một chú khỉ tên là George, vốn rất tò mò về thế giới xung quanh, lấy cảm hứng từ tác phẩm gốc của Margret và H. A. Rey, được dựng thành bộ phim nhiều tập với các chủ đề khoa học và toán dành cho trẻ em ở độ tuổi từ 4 – 7 tuổi. Chương trình hoạt hình Curious George cũng được nhiều nghiên cứu giáo dục đánh giá giúp trẻ em phát triển nhiều kỹ năng tư duy và cùng với kiến thức về khoa học tốt.

  • Super Why:

http://pbskids.org/superwhy/index.html

Đây là một chương trình hoạt hình có tính viễn tưởng, dựa vào một nhân vật người hùng có tên là Super Why sống ở một nơi kỳ thú có tên là Storybook Village. Cách dẫn dắt truyện giúp trẻ tò mò đi tìm hiểu các câu trả lời các các câu hỏi nảy sinh trong cuộc sống. Bộ phim vừa giúp trẻ rèn luyện tư duy, đồng thời các cử chỉ hành vi tốt trong cuộc sống. Bộ phim phù hợp với trẻ từ 3 – 6 tuổi.

  • Science Girls:

http://pbskids.org/scigirls/videos

Đây là chương trình truyền hình thực tế, dựa vào hai chị em sinh đôi đam mê về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM), giúp truyền cảm hứng cho các học sinh nữ về cách thức chinh phục ở lĩnh vực  này vốn dĩ các bạn nam thường chiếm đa số. Chương trình này là một trong những bước đột phá của giáo dục hiện đại ở Mỹ giúp tăng tỉ lệ học sinh nữ theo đuổi các ngành nghề khoa học và công nghệ. Chương trình này được thiết kế dành cho các học sinh từ 8-12 tuổi.

  • Kênh NASA Eclips:

https://nasaeclips.arc.nasa.gov/video/ourworld/our-world-suns-position

Với thế mạnh về nghiên cứu vũ trụ hàng đầu thế giới, trung tâm hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã làm nhiều bộ phim giáo dục dành cho các trẻ em trên toàn thế giới. Các bộ phim được thiết kế thành các chủ đề, với các câu hỏi xoay quanh về thế giới vũ trụ xung quanh trái đất. NASA Eclips là một kênh giáo dục rất hữu ích đối với các em trong độ tuổi từ 7-15 tuổi.

 

Các kênh khoa học trên YouTube:

Với nền tảng cho phép chia sẻ các video trên khắp thế giới, YouTube đã mang lại thế giới nghe nhìn gần gũi đến với tất cả mọi người. Có rất nhiều nhà làm phim từ chuyên nghiệp cho đến nghiệp dư đều có thể chia sẻ các video liên quan đến chủ đề giáo dục khoa học. Chính vì sự đa dạng người dùng, nên chất lượng của các kênh trên YouTube rất khó được đánh giá. Mặc dù số lượng người theo dõi (subscriber), hay số lượng người xem (view) là yếu tố thể hiện mức độ quan tâm của xã hội, nhưng không thể hiện được chất lượng và ý nghĩa giáo dục của các video trên YouTube. Tuy vậy, có rất nhiều kênh trên YouTube rất đáng để xem dành cho các học sinh từ cấp 2 đến cấp 3 quan tâm về khoa học và công nghệ:

 

  • It’s OK to Be Smart: hơn 1,6 triệu người theo dõi

https://www.youtube.com/user/itsokaytobesmart/videos

Đây là kênh giải đáp các thắc mắc khoa học do TS. Joe Hanson sáng lập vào năm 2012, dựa vào các phát hiện khoa học và bằng chứng thu thập được trong thực tế. Các video được biên soạn dưới dạng đồ họa đơn giản, kết hợp với các kiến thức phổ thông, giúp mọi người có cái nhìn khoa học hơn về thế giới xung quanh. Tính lịch sử và hệ thống hóa trong các câu trả lời giúp các nội dung của các video có tính giáo dục cao.

  • SciShow: hơn 4,5 triệu người theo dõi

https://www.youtube.com/user/scishow

Đây là một kênh giải đáp các thắc mắc khoa học, từ các hiện tượng thông thường cho đến các hiện tượng bí ẩn. Các nội dung khoa học rất phong phú, được biên tập công phu, dựa vào các đồ họa sinh động. Có nhiều nội dung tương đối phức tạp, cần kiến thức chuyên sâu, tuy nhiên cách đặt vấn đề luôn gây được sự quan tâm cuốn hút đối với các bạn trẻ yêu khoa học.

  • The Backyard Scientist: hơn 3,1 triệu người theo dõi

https://www.youtube.com/user/TheBackyardScientist

Đây là kênh giới thiệu các hoạt động thí nghiệm khoa học tại nhà, gắn liền với cuộc sống thực tế. Bằng những dụng cụ có sẵn, anh chàng Kevy đã thực hiện nhiều thí nghiệm theo đúng phong cách “độc nhất vô nhị” chẳng hạn như đổ kim loại nóng chảy vào trái dưa hấu hay ném những trái banh tennis vào lửa để quan sát các hiện tượng xảy ra. Các thí nghiệm giúp cho mọi người có cái nhìn đa dạng về các hiện tượng vật lý và hóa học. Tuy nhiên, khuyến cáo các học sinh không nên làm theo các thí nghiệm như trong kênh này khi không đảm bảo an toàn.

  • CrazyRussianHacker: hơn 10,1 triệu người theo dõi

https://www.youtube.com/user/CrazyRussianHacker

Kênh này giới thiệu các mẹo nhỏ làm các trò chơi sáng tạo, các cách giải quyết vấn đề trong cuộc sống, đến các trò ảo thuật dựa vào kiến thức khoa học. Yếu tố bất ngờ, mới lạ, sáng tạo của các thí nghiệm trong kênh nay thu hút rất đông bạn trẻ mong muốn được làm theo. Tuy vậy, không phải thí nghiệm nào cũng phù hợp cho trẻ em và không phải hiện tượng nào cũng được giải thích cặn kẽ về mặt lý thuyết.

  • The Slow Mo Guys: hơn 9,6 triệu người theo dõi

https://www.youtube.com/user/theslowmoguys

Hai anh chàng sáng lập kênh này là Gavin và Dan đã bỏ ra $150.000 để sắm một chiếc camera chất lượng cao có thể quay được chuyển động chậm mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Đó là điều mà Slow Mo Guys muốn mang đến góc nhìn thú vị cho người xem, mỗi video được xuất bản hàng tuần. Nhờ các cảnh quay chậm về các hiện tượng xung quanh, chúng ta có thể hiểu được phần nào về các hiện tượng vật lý, hóa học và sinh học.

  • VSauce: hơn 12,5 triệu người theo dõi

https://www.youtube.com/user/Vsauce

Kênh này có các bài giảng rất chi tiết về các hiện tượng tự nhiên do TS. Michael Stevens thành lập vào năm 2007. Nội dung của những video xuất hiện trên đây là khá phong phú và dồi dào. Kiến thức về nhiều lĩnh vực như toán học, khoa học, vật lý, công nghệ giúp cho người xem được hệ thống hóa lại một cách chi tiết và dễ hình dung nhất. Có nhiều video được biên tập công phu, sử dụng các thuật ngữ có tính chuyên môn cao, có thể làm nguồn tham khảo tra cứu về sau.

Học tập dựa vào các phương tiện truyền thông nghe nhìn, vừa có tình giáo dục, vừa có tính giải trí, là một trong những xu hướng học tập trong một xã hội hiện đại và là một xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ số. Trong đó, ngôn ngữ tiếng Anh trở thành công cụ giao tiếp giữa các nhà khoa học với nhau. Để các truyền thông đa phương tiện phát huy hiệu quả trong giáo dục, khi trẻ em xem các các chương trình cần có sự hướng dẫn của cha mẹ, giáo viên, và những người có chuyên môn. Đặc biệt, khi trẻ em sử dụng các thiết bị điện tử ở nhà, cha mẹ cần tập cho trẻ biết cách quản lý thời gian và chọn lọc các chương trình phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

 

“Đèn dung nham”

23 Tháng Một, 2018

THÍ NGHIỆM “ĐÈN DUNG NHAM”

Chuẩn bị:

– Dầu ăn

– Nước

– Phẩm màu

– Chai nhựa/ Cốc thuỷ tinh

– Vài viên C sủi.

Tiến hành: Đổ dầu ăn vào đầy 2/3 cốc thuỷ tinh. Pha nước với phẩm màu để tạo màu sắc bạn yêu thích, rồi từ từ rót nước màu vào cốc chứa dầu ăn. Bạn sẽ quan sát thấy nước màu rơi xuống đáy cốc. Thả C sủi vào cốc và chiếu đèn pin/ đèn flash qua thành cốc để quan sát rõ nét cốc đèn dung nham đang phun trào bên trong.

Giải mã bí ẩn:

Để tăng cường tư duy của học sinh, bạn có thể đặt ra các câu hỏi trước khi giải thích đầy đủ:

– Tại sao nước màu lại rơi xuống đáy cốc? Nước có tan vào dầu ăn không?

– C sủi có tan trong dầu ăn không?

– Các hạt nước màu có dừng lại lơ lửng trong dầu ăn không hay lại rơi xuống đáy? Nó phun trào đến vị trí nào trong mức dầu ăn?

Quan sát kĩ thí nghiệm, chúng ta sẽ thấy ngay rằng nước nặng hơn dầu và không tan trong dầu, nên chúng tách thành 2 lớp rõ rệt. C sủi chỉ tan trong nước, khi tan tạo ra rất nhiều các bọt khí. Các bọt này tạo ra các hạt nước màu chứa khí bên trong bay lên thoát ra khỏi lớp nước, đi lên lớp dầu và khi chạm đến bề mặt trên cùng của dầu, khí thoát vào không khí, trả lại hạt nước màu rơi xuống dưới. Quá trình này nhìn giống như lớp nước màu đang phun trào trong lòng lớp dầu ăn phía trên rất đẹp mắt.

Hình ảnh có liên quan

Đèn dung nham khi chiếu thêm flash!

Kết quả hình ảnh cho đèn lava

Đèn dung nham đơn giản trong chai nhựa!

Hai thí nghiệm này rất đơn giản, hiện tượng lại đẹp mắt thú vị. Nếu có điều kiện, các phụ huynh, các giáo viên hoàn toàn có thể tiến hành cùng với các em học sinh. Chắc chắn rằng các em sẽ có thêm hứng thú với khoa học tự nhiên, với môn Hoá học vốn “khó nhằn”!

Tuyển sinh lớp IGCSE và AS

20 Tháng Một, 2018

Tuyển sinh IGCSE và AS 

IGCSE (Chứng chỉ phổ quát quốc tế dành cho học sinh Trung học cơ sở) là kỳ thi phổ biến trên thế giới dành cho học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, trước khi họ bước vào mức độ A-Level. Nhiều trường đại học trên thế giới yêu cầu chứng chỉ IGCSE đối với những học sinh muốn nhập học bên cạnh những chứng chỉ khác như là AS hay A-Level.

A-level (Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông Bậc Cao) là bằng tốt nghiệp giáo dục cơ bản được cấp bởi các Cơ quan Giáo dục Anh quốc và lãnh thổ trực thuộc cho học sinh hoàn tất trung học hoặc cấp dự bị đại học. A-level được hoàn thành trong hai năm, chứng chỉ kết thúc năm thứ nhất thường được gọi là AS. Có chứng chỉ A-level trong tay là tấm hộ chiếu vào học tại các trường đại học danh tiếng, đặc biệt tại Anh quốc bởi điểm A-level cao là điều kiện tiên quyết để theo học bậc đại học, đặc biệt là các ngành y, luật và cơ khí.

Các kỳ thi IGCSE với hơn 70 môn học, AS với hơn 50 trong đó những môn cốt lõi là Toán, Tiếng Anh và Khoa học. Với mỗi môn tham gia dự thi, học sinh sẽ nhận được chứng chỉ tương ứng.

GMath xin thông báo tuyển sinh lớp luyện thi IGCSE, AS dành cho học sinh Trung học cơ sở các môn Toán, Khoa học bằng Tiếng Anh bám sát chuẩn đầu ra. Đăng ký từ 20/1 đến 20/2/2018 để được nhận ưu đãi về học phí.

Thời gian học:

Khóa học cấp tốc: từ 1/3 đến 30/6/2018 (dành cho học sinh khối 9, 10).

Khóa học trong năm: khai giảng ngày 1/3 (dành cho học sinh khối 7, 8, 9).

Các giáo viên trực tiếp giảng dạy:

Môn Toán:

  1. Cô Ngô Thiên Trang, giáo viên THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam,
  2. Cô Dương Thu Trang, Thạc sĩ Toán Ứng dụng – Đại học West Georgia, Hoa Kì.

Môn Khoa học:

  1. Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng, giáo viên THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam,
  2. Thạc sĩ Lương Thuỳ Dương, giáo viên THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam,
  3. Thạc sĩ Đào Nguyễn Thu Hà, giáo viên THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Chi tiết xin liên hệ:Fanpage: https://www.facebook.com/S360-217474022141851/Email: Gmathhn@gmail.comHotline: 094 4888146 (Ms Trang)

 

Trân trọng !

HÃY CHUẨN BỊ TƯƠNG LAI CHO CON TỪ BÂY GIỜ !

GIẢI MÃ “BÀN TAY LỬA”

17 Tháng Một, 2018

Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm vô cùng lí thú nhưng cũng là một trong những môn học khó nhằn nhất đối với học sinh. Việc ghi nhớ các kiến thức khô khan và những công thức giải toán phức tạp dần trở thành gánh nặng và khiến môn Hoá học bị ghét bỏ. Nhưng các bạn thử tưởng tượng xem, học sinh sẽ có thể thay đổi định kiến đó về môn học hay không nếu các em được xem, được thử những thí nghiệm gây sự tò mò hứng thú?

CLB Khoa học sẽ giới thiệu tới tất cả các bạn 2 thí nghiệm vui, hiện tượng đẹp mắt và đơn giản. Đó là thí nghiệm “Bàn tay lửa” và “Đàn dung nham”. Cái tên đã rất thú vị rồi đúng không?

THÍ NGHIỆM “BÀN TAY LỬA”

https://www.youtube.com/watch?v=9rTF48uweHY

Chuẩn bị:

– 1 xô nước xà phòng

– 1 bình xịt côn trùng

– bật lửa (nên dùng bật lửa có đầu đánh lửa dài, hoặc dùng que đóm)

Vậy là các bước chuẩn bị đã xong! Giờ là lúc tiến hành: Sục bình xịt côn trùng vào xô nước xà phòng đến khi xà phòng bông lên đầy bọt mịn. Dùng tay múc bọt lên và châm lửa gần đám bọt. Lửa bén ngay lập tức tạo ngọn lửa lớn ngay trên lòng bàn tay!

Tại sao người làm thí nghiệm lại không bị bỏng? Có ma thuật gì trong thí nghiệm chăng?

Tất cả đều được giải thích bằng hoá học!

Khí trong bình xịt côn trùng chủ yếu là các dung môi hữu cơ rất nhẹ, dễ bay hơi và dễ bắt lửa. Khi sục khí vào trong xô nước xà phòng, khí được giữ trong các bọt xà phòng. Khi cháy, khí bay lên cao thoát khỏi bọt xà phòng rất nhanh chóng nên không hề làm ảnh hưởng đến tay người làm thí nghiệm ở bên dưới! Thật kì diệu đúng không?

Kết quả hình ảnh cho bàn tay lửa trên xà phòng

Giáo viên làm thí nghiệm “Bàn tay lửa” trên tay của học sinh.

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và giày

CLB Hoá học ĐHSPHN trình diễn thí nghiệm.

 

Có nên cho con học IGCSE?

15 Tháng Một, 2018

Vài năm trở lại đây, các trường học quốc tế dần phủ sóng khắp các thành phố lớn trên cả nước. Tại Hà Nội có rất nhiều trường quốc tế nổi tiếng như BVIS, Newton, Hanoi Academy… Khi cho con theo học các trường phổ thông quốc tế này, bố mẹ thường sẽ thấy nhắc đến chương trình IGCSE và “du học sớm”.

Vậy, IGCSE là gì? Du học ở lứa tuổi trung học phổ thông (15-17 tuổi) liệu có phải là sớm?

  1. Tìm hiểu về IGCSE

Kết quả hình ảnh cho igcse

IGCSE là chứng chỉ giáo dục trung học quốc tế phổ biến nhất trên thế giới dành cho học sinh trong hai năm đầu của bậc trung học. (khoảng 15-17 tuổi). Chứng chỉ IGCSE đem đến một nền tảng vững chắc tuyệt vời cho chương trình A-level hoặc IB và được công nhận rộng rãi bởi các trường đại học và nhà tuyển dụng hàng đầu trên toàn thế giới. Học sinh nhận chứng chỉ cũng chính là có được sự công nhận về khả năng tư duy, học tập, khả năng ngoại ngữ và cả các kĩ năng xã hội.

Thông thường, khi tham gia học theo chương trình IGCSE, học sinh phải học khoảng 10 môn trong vòng 2 năm.Học sinh sẽ chọn các khoá học học từ một nhóm các môn học trọng tâm (Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội) cùng với các môn tự chọn như ngoại ngữ, nghệ thuật hoặc nhân văn. Vào cuối chương trình, học sinh sẽ tham gia thi và sẽ nhận chứng chỉ IGCSE cho từng môn học mà các em đã hoàn tất thành công. Đối với học sinh Việt Nam, thường các em sẽ hoàn thành ở lứa tuổi 16-17.

  1. Yêu cầu tham gia và có thể học IGCSE ở đâu?

Học sinh muốn học IGCSE phải hoàn thành chương trình lớp 8,9 với thang điểm từ A-C. Yêu cầu về ngoại ngữ là Tối thiểu IELTS 4.5 hoặc 41/70 theo bài kiểm tra tiếng Anh của EF.

Đạt 2 yêu cầu cơ bản trên, học sinh có thể đăng ký theo học IGCSE.

Tại nhiều trường quốc tế ở Hà Nôi, chương trình IGCSE đã sớm được đưa vào học chính thức nhằm mở ra cánh cửa du học cho các em học sinh. Tuy nhiên, các học sinh không học trường quốc tế cũng hoàn toàn có thể đăng ký tham gia khoá học tại các trung tâm luyện thi IGCSE và sau đó đăng kí thi lấy chứng chỉ một cách bình thường.

Có thể nói, IGCSE là một chương trình phổ biến và dễ tiếp cận.

  1. Học IGSCE để làm gì?

Vì đây là một chứng chỉ quốc tế được công nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia, nên với chứng chỉ trong tay, cánh cửa du học rất rộng mở đối với các học sinh. Có thể kể đến một số con đường du học sau:

– Du học Anh có 2 lựa chọn: Học Alevel 2 năm hoặc Foundation (Dự bị Đại học 1 năm). Hoàn thành 1 trong 2 khoá trên, HS tiếp tục học Đại học 3 năm.

– Du học Mỹ có 3 lựa chọn: HS học phổ thông từ 1 đến 2 năm (tuỳ trường), hoặc học cao đẳng động đồng (college) 2 năm sau đó chuyển lên năm 3 đại học theo chương trình 2 + 2, hoặc vào năm 1 tại một số trường Đại học khi đủ 16.5 tuổi. 3 lựa chọn này khác nhau ở chỗ: Nếu tài chính gia đình mạnh thì nên theo hướng 1, nếu muốn rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí thì theo cách 2 và 3.

– Du học Úc: HS sẽ học dự bị 1 năm, sau đó chuyển tiếp lên đại học.

– Du học Singapore: HS sẽ học khoá Foundation dự bị đại học. Sự khác biệt là khoá dự bị tại Singapore sẽ từ 2 đến 8 tháng tuỳ trường, sau đó học đại học 2 đến 3 năm cũng tuỳ trường. Ví dụ HS chọn học tại trường ĐH James Cook (Đại học công lập Úc, có cơ sở tại Singapore), thì khoá dự bị 8 tháng, sau đó học đại học 2 năm. Yêu cầu chỉ cần điểm thi chính thức 5 môn IGCSE đạt loại C, được miễn thi IELTS.

Ngoài ra còn cơ hội học tập tại nhiều quốc gia khác như Canada, New Zealand,….

Thật quá nhiều cơ hội đúng không?

Hình ảnh có liên quan

Cơ hội du học tới nhiều quốc gia lớn trên thế giới!

  1. Du học ở tuổi 16-17 có phải là sớm?

Nhiều phụ huynh lo lắng khi con vẫn ở cái tuổi chưa biết chăm sóc được cho bản thân, liệu con đã sẵn sàng bước ra thế giới? Tuy nhiên, du học là cơ hội, chưa bao giờ là sớm hay muộn. Bất cứ ai khi mới xa gia đình đều sẽ có những bỡ ngỡ và những khó khăn lúc bắt đầu, dù là trẻ con hay người lớn, đặc biệt là khi đi đến một vùng đất mới cách biệt về ngôn ngữ, văn hoá và hoàn cảnh sống. Dù đi sớm hay muộn thì cũng không tránh khỏi những cảm giác đó. Lứa tuổi 16-17 là độ tuổi dễ dàng tiếp thu những điều mới, sẵn sàng học hỏi, nhanh chóng làm quen và thích nghi. Học sinh đi du học sẽ sớm biết tự lập và trưởng thành, suy nghĩ chín chắn hơn.

Du học sớm cũng giúp học sinh có thể học ngoại ngữ dễ dàng hơn khi các em có nhiều thời gian để học tập, sinh sống và giao tiếp hoàn toàn bằng ngoại ngữ với người bản địa.

Với nền tảng ngoại ngữ tốt, học sinh sẽ dễ dàng hòa nhập hơn trong môi trường quốc tế. Đặc biệt, khi lên đại học, học sinh có thể bắt nhịp với chương trình học sử dụng nhiều từ ngữ học thuật riêng biệt và cách dạy nhanh, lấy điểm cho số lượng bài luận lớn phải làm.

Ngoài ra khi du học sớm, gia đình sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ visa. Ở các quốc gia lớn như Mỹ, Canada, Australia, học sinh dưới 18 tuổi sẽ được cấp visa dễ dàng hơn so với độ tuổi trưởng thành. Đặc biệt, khi du học Australia bậc trung học, học sinh còn được miễn chứng minh tài chính nếu xin học ở Brisbane hoặc Adelaide.

Vậy nếu như gia đình sẵn sàng, có lí do gì để không mở ra cánh cửa cơ hội này cho các em học sinh?

IGCSE chính là con đường dẫn đến cánh cửa đó.

Hi vọng sau khi đọc bài viết này, các phụ huynh và học sinh sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về chương trình IGCSE và con đường du học bậc phổ thông, đại học.

Facts About Solids – Những Điều Bí Ẩn Bên Trong Chất Rắn

14 Tháng Một, 2018

1.Solids are one of the three states of matter and, unlike liquids or gases, they have a definite shape that is not easy to change. Anything you can grab or hold is a solid

Chất rắn là một trong 3 trạng thái của vật chất, khác với chất lỏng và khí, chúng có hình dạng nhất định mà khó có thể thay đổi, và chúng có thể sờ và nhìn thấy.

Examples of solid ( ví dụ về chất rắn)

2. Inside a solid are many particles which is closely packed together by strong attractive force.

Bên trong chất rắn là rất nhiều các hạt được xếp khít và chặt chẽ với nhau bằng một lực hút mạnh.

Particles in solid

3. Which means that solids have fixed shape and fixed volumn and solids cannot be squashed and flow.

Vì vậy nên chất rắn có hình dạng và thể tích nhất định và chúng không bị nén và chúng không thể chảy

LET’S FIND SOLIDS IN YOUR HOUSE!!!!