Category Archives for CLB KHOA HỌC

TỔNG QUAN BẠCH CẦU

24 Tháng Năm, 2019

Bạn có biết cơ thể chúng ta là một “chiến trường”?
Mỗi ngày, mầm bệnh trong môi trường cố gắng xâm nhập vào cơ thể chúng ta và khi chúng thành công, chúng ta bị bệnh. Thế nhưng, làm được điều đó đâu có dễ dàng như vậy, bởi luôn có ‘những người lính’ luôn bên cạnh, sẵn sàng chống lại mọi kẻ thù gây hại cho cơ thể. Họ chính là năm anh em bạch cầu.

Vậy bạch cầu là gì?
Bạch cầu – một đội quân tuy chỉ có năm chiến sĩ nhưng lại vô cùng hùng mạnh của cơ thể – là một phần trong hệ thống miễn dịch của chúng ta. Ngoài tác dụng chống lại vi trùng gây bệnh và nhiễm trùng, chúng còn cố gắng bảo vệ cơ thể trước bất kỳ tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. Một số sản xuất “vũ khí” dưới dạng kháng thể trong khi những người khác thực hiện các cuộc tấn công trực tiếp. Một số tiêu diệt ‘kẻ địch’ nhất định bằng cách nuốt chửng hoàn toàn. 

Bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho là tên của năm chiến sĩ bạch cầu. Chúng có tên gọi khác nhau với các chức năng khác nhau dựa vào khả năng và loại kẻ xâm lược mà chúng đang chiến đấu, nhưng luôn đoàn kết chung sức phối hợp bảo vệ cơ thể. Để khám phá chức năng của mỗi bạch cầu cũng như cách chúng chiến đấu với mọi loại kẻ thù của cơ thể, các bạn hãy cùng đồng hành với chúng mình trong những bài viết tiếp theo nhé!


Credit: CLB Society of Open Science
Website: http:// www.facebook.com/science.ams


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

Tại sao nước trong xô không đổ ra ngoài?

29 Tháng Mười Một, 2018

 

Bạn cần chuẩn bị nước và xô có quai cho thí nghiệm này.

Thực hiện: Đổ nước đầy 2/3 xô. Nắm quai của xô nước và bắt đầu xoay theo vòng tròn quanh trục thẳng đứng từ dưới mặt đất lên trời, luôn giữ cánh tay lên xuống với tốc độ và chuyển động nhất quán. Khi bạn thực hiện đúng, nước bên trong xô sẽ không tràn ra ngoài. Để ngừng lại, chỉ cần hạ xô khi nó chuyển động xuống dưới.

Giải thích: Bằng cách xoay xô nước theo vòng tròn thẳng đứng, bạn đã tạo ra lực ly tâm. Đây là một lực quán tính, đồng thời là phản lực của lực hướng tâm tác động vào vật đang chuyển động theo đường cong, giữ cho vật nằm cân bằng trong hệ quy chiếu quay.

Miễn xô nước vẫn xoay vòng một cách ổn định, lực ly tâm tác động ra ngoài từ tâm của chuyển động quay, đẩy nước ép vào đáy xô và ngăn nó chảy ra. Do đó, bạn vẫn sẽ không bị ướt kể cả khi xô nước đang nằm úp ngược trên đỉnh đầu. Nếu chuyển động xoay dừng đột ngột khi xô nước không tiếp đất, lực ly tâm sẽ hết và nước sẽ tràn ra khắp nơi.

Trong đời sống hàng ngày, bạn có thể gặp ứng dụng của lực ly tâm ở chế độ vắt quần áo trong máy giặt.

 

Popping balloon with orange.

29 Tháng Mười Một, 2018

Không cần dùng vật nhọn hay tác dụng một lực lớn vẫn có thể khiến quả bóng bay nổ tung chỉ bằng tinh dầu ở vỏ cam.

Bạn cần một quả cam và vài quả bóng bay.

Thực hiện: Dùng tay bóc hoặc sử dụng dao gọt một phần vỏ quả cam (trẻ con cần nhờ sự giúp đỡ của người lớn). Đưa phần vỏ này lại gần quả bóng đã thổi căng, bóp nhẹ để tinh dầu vỏ cam bắn vào bề mặt quả bóng. Bóng sẽ nổ ngay lập tức.

Giải thích: Sau khi bóc vỏ cam, các ngón tay của bạn hơi dính, nhờn và có mùi hắc tự nhiên của cam quýt. Đó là vì tinh dầu vỏ cam chứa lượng lớn chất limonene. Thành phần này được chứng minh có tác dụng phòng chống bệnh tật, ngăn ngừa sự phát triển của các khối u.

Limonene phản ứng mạnh với cao su trong vỏ bóng bay, tạo ra những lỗ hổng khiến quả bóng ngay lập tức nổ tung. Đây cũng chính là nguyên nhân trẻ không nên ăn cam, quýt, bưởi khi đang chơi bóng bay để tránh tạo ra những tình huống nguy hiểm.

Ngoài ra, limonene là chất hydrocacbon – hợp chất hữu cơ mà phân tử chỉ gồm cacbon và hydro, có đặc tính rất dễ cháy. Do đó, sử dụng vỏ cam, chanh như một chất đốt tự nhiên cũng khiến lửa cháy đượm và lâu hơn. Hương thơm tỏa ra khi vỏ cam bị đốt cũng có tác dụng xua đuổi muỗi và khiến tinh thần dễ chịu.

 

GIẢI MÃ “BÀN TAY LỬA”

17 Tháng Một, 2018

Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm vô cùng lí thú nhưng cũng là một trong những môn học khó nhằn nhất đối với học sinh. Việc ghi nhớ các kiến thức khô khan và những công thức giải toán phức tạp dần trở thành gánh nặng và khiến môn Hoá học bị ghét bỏ. Nhưng các bạn thử tưởng tượng xem, học sinh sẽ có thể thay đổi định kiến đó về môn học hay không nếu các em được xem, được thử những thí nghiệm gây sự tò mò hứng thú?

CLB Khoa học sẽ giới thiệu tới tất cả các bạn 2 thí nghiệm vui, hiện tượng đẹp mắt và đơn giản. Đó là thí nghiệm “Bàn tay lửa” và “Đàn dung nham”. Cái tên đã rất thú vị rồi đúng không?

THÍ NGHIỆM “BÀN TAY LỬA”

https://www.youtube.com/watch?v=9rTF48uweHY

Chuẩn bị:

– 1 xô nước xà phòng

– 1 bình xịt côn trùng

– bật lửa (nên dùng bật lửa có đầu đánh lửa dài, hoặc dùng que đóm)

Vậy là các bước chuẩn bị đã xong! Giờ là lúc tiến hành: Sục bình xịt côn trùng vào xô nước xà phòng đến khi xà phòng bông lên đầy bọt mịn. Dùng tay múc bọt lên và châm lửa gần đám bọt. Lửa bén ngay lập tức tạo ngọn lửa lớn ngay trên lòng bàn tay!

Tại sao người làm thí nghiệm lại không bị bỏng? Có ma thuật gì trong thí nghiệm chăng?

Tất cả đều được giải thích bằng hoá học!

Khí trong bình xịt côn trùng chủ yếu là các dung môi hữu cơ rất nhẹ, dễ bay hơi và dễ bắt lửa. Khi sục khí vào trong xô nước xà phòng, khí được giữ trong các bọt xà phòng. Khi cháy, khí bay lên cao thoát khỏi bọt xà phòng rất nhanh chóng nên không hề làm ảnh hưởng đến tay người làm thí nghiệm ở bên dưới! Thật kì diệu đúng không?

Kết quả hình ảnh cho bàn tay lửa trên xà phòng

Giáo viên làm thí nghiệm “Bàn tay lửa” trên tay của học sinh.

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và giày

CLB Hoá học ĐHSPHN trình diễn thí nghiệm.

 

Facts About Solids – Những Điều Bí Ẩn Bên Trong Chất Rắn

14 Tháng Một, 2018

1.Solids are one of the three states of matter and, unlike liquids or gases, they have a definite shape that is not easy to change. Anything you can grab or hold is a solid

Chất rắn là một trong 3 trạng thái của vật chất, khác với chất lỏng và khí, chúng có hình dạng nhất định mà khó có thể thay đổi, và chúng có thể sờ và nhìn thấy.

Examples of solid ( ví dụ về chất rắn)

2. Inside a solid are many particles which is closely packed together by strong attractive force.

Bên trong chất rắn là rất nhiều các hạt được xếp khít và chặt chẽ với nhau bằng một lực hút mạnh.

Particles in solid

3. Which means that solids have fixed shape and fixed volumn and solids cannot be squashed and flow.

Vì vậy nên chất rắn có hình dạng và thể tích nhất định và chúng không bị nén và chúng không thể chảy

LET’S FIND SOLIDS IN YOUR HOUSE!!!!