Category Archives for CLB KHOA HỌC

FUN FACTS VỀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT – CÁO (FOXES)

25 Tháng Sáu, 2019
  1. Hầu hết loài cáo là những con sói đơn độc. Chúng kiếm ăn và ngủ một mình, nhưng khi chúng nuôi con, chúng lại sống trong các hang nhỏ dưới mặt đất cùng với gia đình của mình.
  2. Mặc dù loài cáo có liên quan đến chó sói, chó rừng và chó thì chúng cũng có khá nhiều điểm chung với họ nhà mèo về khả năng rình rập. Cáo hoạt động nhiều nhất vào ban đêm. Chúng sẽ phối hợp và chia việc cho nhau khi săn mồi, những con cáo nhỏ thì đứng thẳng để dễ dàng quan sát trong bóng tối trong khi những con lớn sẽ rình rập và vồ lấy con mồi nhanh như một con mèo. Chúng cũng có râu và những móng vuốt có thể thu vào bất cứ lúc nào.
  3. Cáo có thể chạy với vận tốc lên đến 45 dặm một giờ (72 km / giờ), điều này khiến cho chúng trở thành một trong những loài động vật nhanh nhất trên thế giới.
  4. Ngay cả khi bạn bắt gặp một con cáo hoang dã, chúng cũng sẽ không ăn thịt bạn. Bởi vì chúng có một chế độ ăn tạp chủ yếu bao gồm các loài gặm nhấm, động vật có vú nhỏ, thực vật và chim.
  5. Những con cáo cái chỉ mang thai trong vòng 53 ngày. Điều này sẽ là cú sốc lớn với những loài động vật có thời gian mang thai dài.
  6. Những con cáo cái chỉ mang thai trong vòng 53 ngày. Điều này sẽ là cú sốc lớn với những loài động vật có thời gian mang thai dài
  7. Vì có lớp lông tuyệt vời, những con cáo Bắc Cực (Cáo tuyết) có thể chịu được nhiệt độ xuống thấp tới tận – 70 độ C.
  8. Những con cáo có thể nói gì? Có ít nhất 40 âm thanh khác nhau mà cáo có thể sử dụng, nhưng phổ biến nhất là những tiếng thét của chúng.

ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

FUN FACTS VỀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT – HEO (PIGS)

23 Tháng Sáu, 2019
  1. Việc tắm mình trong bùn hoặc các chất ẩm ướt đều là để mục đích làm mát cơ thể ở loài lợn bởi chúng không có tuyến mồ hôi hoạt động.
  2. Một lớp bùn phủ lên bề mặt da heo cũng giống như lớp kem chống nắng để giữ cho da lợn khỏi tác động của ánh nắng mặt trời hay giống như kem thoa chống muỗi để tránh bị muỗi chích.
  3. Heo rất thông minh. Chúng có khả năng lưu trữ trí nhớ dài hạn xuất sắc và chúng có kỹ năng giải quyết các vấn đề hóc búa như tìm lối ra khỏi mê cung và nhiều thử nghiệm khác có liên quan đến vị trí của các đối tượng.
  4. Tâm trạng của heo được thể hiện qua hình dạng đuôi của chúng.
  5. Heo có thể chạy tới vận tốc 5m/s.
  6. Do cổ của lợn hướng thẳng xuống và chỉ cho phép chúng ngẩng lên cao nhất là ngang lưng nên chúng không có khả năng “ngắm trời trông mây”. Ngoài việc đó ra, cấu trúc cổ của chúng vẫn cho phép chúng làm mọi điều mà chúng cần trong cuộc sống.

ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

FUN FACTS VỀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT – CÁ MẬP (SHARKS)

22 Tháng Sáu, 2019
  1. Cá mập trắng lớn ăn 11 tấn lương thực mỗi năm, trong khi đó lượng thức ăn mà con người tiêu thụ trong thời gian này chỉ khoảng nửa tấn.
  2. Khi gần đến lúc sinh con, cá mập mẹ sẽ không còn cảm giác thèm ăn để đảm bảo không ăn thịt cả những đứa con của chúng.
  3. Cá mập thay răng nhiều lần. Những chiếc răng của chúng không mất đi do sâu răng mà thường mắc kẹt trên con mồi.
  4. Cá mập trắng lớn là con vật ăn thịt người khét tiếng. Tuy nhiên, chúng không thích mùi vị của con người, mà thường cắn rồi sau đó thả nạn nhân.
  5. Cá mập voi có thể sống tới 100 năm.
  6. Cá mập có khứu giác nhạy bén tới mức nó có thể phát hiện ra một giọt máu trong một bể bơi có dung tích chuẩn Olympic.
  7. Cá mập sẽ chìm nếu chúng ngừng bơi.
  8. Phần lớn người ta thường nghĩ rằng là cá mập đẻ con. Trên thực tế một con cá mập cái đến giai đoạn trưởng thành có thể đẻ những quả trứng có kích thước lên tới 14 inches (35 cm) tương đương với một chiếc pizza cỡ lớn, trứng được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ cho tới khi nở. Cá mập là loài vật đẻ trứng có kích thước lớn nhất thế giới.
  9. Cá mập được cho là xuất hiện cách đây hơn 420 triệu năm, trước cả thời kỳ xuất hiện khủng long.
  10. Khi một con cá mập mẹ đang sinh con, các con cá mập đầu tiên được sinh ra sẽ ăn những quả trứng còn lại khi chúng vẫn chưa nở. Điều này xảy ra ở cả hai bên của tử cung, dẫn đến chỉ có hai chú cá mập duy nhất còn sống sót.
  11. Một thực tế đáng ngạc nhiên thì loài cá mập rất đa dạng về kích thước. Cá mập voi có thể dài đến 50 feet (15 mét), trong khi đó cá mập đèn lồng chỉ dài bảy inch (15cm).

Credit: http:// www.facebook.com/science.ams
https://khoahoc.tv


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

FUN FACTS VỀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT – DÊ (GOAT)

10 Tháng Sáu, 2019
  1. Loài dê không có hàm trên, đặc biệt còn bơi rất giỏi. Một số loài dê hoang còn biết trèo cây.
  2. Dê là một trong những loài động vật được thuần hóa đầu tiên trong lịch sử loài người. Việc thuần hóa loài dê đã diễn ra từ khoảng hơn 11.000 năm trước đây tại vùng Cận Đông. Sự kiện này cũng là thời khắc đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong lịch sử nhân loại từ việc săn bắn, hái lượm sang chăn nuôi, trồng trọt.
  3. Dạ dày của loài dê được thiết kế một cách đặc biệt với 4 ngăn giúp tiêu hóa những thức ăn thô như cỏ hoặc cỏ khô. Thức ăn sau khi đi qua dạ dày đầu tiên (cỏ) sẽ được chuyển qua một dạ dày dạng tổ ong (dạ tổ ong), nơi có dung tích nhỏ nhất và sử dụng làm nơi nghiền thức ăn. Dạ thứ ba (dạ lá sách) là phần dạ dày dùng để ép thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng dưới thể lỏng. Cuối cùng là dạ có tên dạ múi khế có nhiều tuyến tiêu hóa và mạch máu mềm, xốp.
  4. Mặc dù cái tên sữa bò được nhắc nhiều hơn ở một số nơi trên thế giới nhưng theo khảo sát, sữa và thịt dê mới chính là loại thực phẩm được nhiều người tiêu thụ nhất trên thế giới.
  5. Cũng giống như con người, khi sống ở các khu vực địa lý khác nhau loài dê cũng có những giọng kêu khác nhau. Đó là lý do tại sao bạn sẽ nghe thấy được sự khác biệt trong tiếng kêu của những chú dê ở những quốc gia khác nhau.
  6. Không giống như con người cùng nhiều loài động vật khác, dê là một trong số những con vật có con ngươi hình chữ nhật. Chính vì thế, nếu như con người chỉ nhìn được khoảng 160-210 độ thì dê có thể nhìn 320-340 độ mà không cần phải xoay đầu. Điều này giúp cho chúng dễ dàng phát hiện kẻ thù và bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm.

Credit: http:// www.facebook.com/science.ams
http://genk.vn/


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

FUN FACTS VỀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT – HƯƠU CAO CỔ (GIRAFFE)

9 Tháng Sáu, 2019
  1. Tên khoa học của hươu cao cổ là Giraffa camelopardalis, xuất phát từ niềm tin của người Hy Lạp cổ đại cho rằng loài động vật này giống như một sinh vật lai tổng hợp, là một con lạc đà khoác lên mình bộ da của một con báo.
  2. Hươu cao cổ là động vật có vú cao nhất thế giới. Hươu cao cổ cái cao khoảng 4,5m trong khi hươu cao cổ đực cao khoảng từ 5 đến 6m. Chân của một con hươu cao cổ bình thường đã cao hơn rất nhiều người, khoảng 1,8m.
  3. Hươu cao cổ con mới sinh đã nặng khoảng 100kg và dù là hươu cao cổ sơ sinh, chúng cũng cao hơn hầu hết con người, khoảng 2m. Đặc biệt, do hươu cao cổ mẹ sinh đứng nên hươu cao cổ sơ sinh phải chịu một sự chào đón khá thô lỗ khi đến với thế giới, chúng rơi thẳng từ khoảng 1,5m xuống đất.
  4. Mặc dù có kích thước to lớn nhưng hươu cao cổ có thể di chuyển cực kỳ nhanh chóng. Do chân dài, ngay cả khi đi bộ nhàn nhã, hươu cao cổ cũng có tốc độ 16km/h. Khi phi nước đại, hươu cao cổ có thể chạy nhanh tối đa 56km/h. 5. Chân hươu cao cổ rất mạnh mẽ, chúng có thể đá ở bất kỳ hướng nào và theo nhiều cách. Lực sinh sản từ cú đá của hươu cao cổ có thể đá bay đầu một con sư tử. Không ngạc nhiên khi có rất ít kẻ thù muốn làm phiền một con hươu cao cổ khổng lồ.
  5. Lưỡi của hươu cao cổ thực sự rất lớn, nó dài đến 45cm và đặc biệt thích nghi để hươu cao cổ lấy những thức ăn vô cùng gai góc nhưng lại rất ngon miệng trên cây. Lưỡi và môi trên của hươu cao cổ cũng có năng lực cầm nắm, có nghĩa là chúng hoạt động giống như một bàn tay hoặc như ngà voi. Đồng thời, lưỡi hươu cao cổ cũng có màu xanh đen, giúp bảo vệ chính bộ phận này khỏi bị cháy nắng vì tần suất thè lưỡi ra để ăn nhiều giờ trong ngày. Hươu cao cổ cũng sản xuất được nước bọt vô cùng dính để bao bọc quanh những thực phẩm gai góc, giúp thực phẩm trượt xuống thực quản mà không gây hại.
  6. Bởi vì hình dạng khác thường của mình, hươu cao cổ cũng có những khó khăn nhất định trong việc bơm máu lên não. Chúng có một trái tim rất lớn, nặng khoảng 11kg, chu vi khoảng 60cm.
  7. Hươu cao cổ có huyết áp gần như cao gấp đôi so với con người, thành động mạch đàn hồi rất chắc chắn giúp ngăn chặn máu rút xuống quá nhanh, các tĩnh mạnh cảnh ở cổ cũng giúp hạn chế dòng chảy ngược lại của máu. Ngoài ra, các tế bào máu nhỏ hơn cho phép cũng giúp hấp thu oxy nhanh hơn, đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy khắp cơ thể.
  8. Bởi quá cao lớn, khi uống nước hươu cao cổ cũng gặp không ít khó khăn, nguy hiểm. Khi nó cúi đầu để uống nước, huyết áp của hươu cao cổ bị dồn xuống do ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Nếu không có một loạt các cơ chế thông minh làm việc phối hợp với nhau trong cơ thể, hươu cao cổ có thể chết bất đắc kỳ tử. Khi đầu bị hạ xuống, các nhánh rẽ đặc biệt trong các động mạch sẽ hoạt động để hạn chế lưu lượng máu đến não, mạng lưới này sẽ nhẹ nhàng mở rộng để thích ứng đồng thời van tĩnh mạch cảnh cũng ngăn trở máu chảy ngược lại. Tất cả những điều này được kiểm soát bởi một loạt các cơ chế phức tạp hoạt động liên tục để theo dõi và điều chỉnh áp suất trong mạch máu nhằm đảm bảo sự an toàn của hươu cao cổ.
  9. Hãy tưởng tượng bạn là một con hươu cao cổ và bạn muốn có một giấc ngủ. Vấn đề là không có nhiều chỗ để bạn có thể yên lành ngủ thoải mái mà không trở thành miếng mồi ngon cho các loài thú săn mồi như sư tử. Chính vì thế, để thích nghi và sinh tồn, hươu cao cổ có nhu cầu ngủ rất ít. Chúng chỉ ngủ từ khoảng 10 phút đến 2 giờ một ngày và có thể thức trắng nhiều tuần mà không hề hấn gì.

Credit: http:// www.facebook.com/science.ams
Africa Geographic
https://kienthuc.net.vn


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

FUN FACTS VỀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT – HÀ MÃ (HIPPOPOTAMUS)

9 Tháng Sáu, 2019
  1. Những con hà mã không có tuyến mồ hôi nên chúng dành phần lớn thời gian ở dưới nước và đây là cách duy nhất để chúng không bị quá nóng.
  2. Hà mã có thể nhìn, ngửi và nghe thấy khi chúng ở dưới nước vì tai, mắt và lỗ mũi của chúng nằm ở vị trí cao trên đầu. Hà mã có thị lực tốt cũng như có thính giác và khả năng đánh hơi nhạy bén.
  3. Khi hà mã lặn xuống nước, tai và lỗ mũi của chúng tự động đóng lại.
  4. Da của hà mã tiết ra một chất nhờn màu đỏ giúp chúng không bị cháy nắng.
  5. Hà mã là động vật ăn cỏ. chúng ăn cỏ, trái cây rụng, mía đường và ngô.
  6. Dù có trọng lượng lớn nhưng chúng có thể chạy nhanh hơn loài người.
  7. Hà mã cái mang thai trong 230 ngày. Mỗi lần nó chỉ sinh được một hà mã con. Hà mã mẹ sẽ bảo vệ hà mã con khỏi sư tử, báo, cá sấu và những con hà mã đực. Hà mã con sẽ bú sữa mẹ trong vòng một năm đầu. Nhưng vài tuần sau khi sinh, hà mã con cũng ăn thêm cỏ.
  8. Hà mã sống theo đàn gồm từ 10-30 con. Chúng có thể sống được tới 45 năm trong môi trường tự nhiên. Họ hàng gần nhất của hà mã là cá voi và cá heo.
  9. Hà mã thu hút bạn tình (giống như nhiều động vật có vú khác) bằng cách đánh dấu lãnh thổ của chúng. Tuy nhiên, chúng không “đánh dấu” theo một cách thông thường. Chúng sẽ đại tiện và tiểu tiện cùng một lúc rồi dùng đuôi mình quay mạnh để quăng hỗn hợp “sản phẩm” ra khắp các phía. Và với những con hà mã cái thì việc này rất hấp dẫn và có một vẻ đẹp rất tự nhiên.

Credit: http:// www.facebook.com/science.ams
Africa Geographic
https://kienthuc.net.vn


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

CÁCH LÀM TINH HỐC THẠCH ANH TRONG VỎ TRỨNG

5 Tháng Sáu, 2019

Tinh hốc, hốc tinh thể là một kiểu thành tạo đá xuất hiện trong đá trầm tích và một vài loại đá magma phun trào. Tinh hốc là các lỗ hổng trong đá có các tinh thể phát triển bên trong hoặc các tinh thể hình thành ở dạng các dải đồng tâm.

Kim cương lấp lánh và tinh hốc tuyệt đẹp quả là rất thú vị, nhưng mọi thứ sẽ còn thú vị hơn rất nhiều nếu bạn có thể tự tay mình làm. Hãy cùng chúng mình trải nghiệm cảm giác tuyệt vời khi được ngắm nhìn những tinh thể lấp lánh do chính tay mình làm ra nhé!

Thành quả của chúng mình!

Credit: CLB Society of Open Science
Website: http:// www.facebook.com/science.ams


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

BẠCH CẦU LYMPHO

4 Tháng Sáu, 2019

Đầu tiên, khi các vi khuẩn xâm nhập, chúng sẽ gặp hàng phòng vệ thứ nhất do bạch cầu mono và trung tính canh giữ – mang tên sự thực bào. Mỗi khi nhận thông tin có kẻ địch lấn tới, chúng sẽ thay đổi hình dạng và di chuyển tới khu vực ‘báo động’ qua các thành mạch máu. Tại đây, chúng bắt đầu tạo ra những chiếc chân giả, bao lấy các kẻ xâm phạm, bắt giữ và tiêu hoá chúng.
Nhưng nếu những chú vi khuẩn lại mạnh hơn các dũng sĩ tại đây thì sao ?

Đừng lo, bởi kẻ thù của chúng ta còn phải đối phó với hàng rào thứ 2 là do tế bào lympho B canh giữ. Với hoạt động tạo kháng thể tương ứng với kháng nguyên của virus kia, những kháng thể này sẽ vô hiệu hoá các loại kháng nguyên để bảo vệ cơ thể chúng ta.

Ngoài ra, cơ thể chúng ta còn có hàng rào thứ 3 – tuyến phòng thủ cuối cùng do tế bào lympho T đảm nhiệm. Với vũ khí là phân tử protein đặc hiệu, các tế bào lympho T di chuyển đến và gắn trên bề mặt của tế bào bị nhiễm. Các tế bào này tựa như những quả bom vậy, sau một thời gian ngắn, lympho T sẽ kích nổ chúng, giải phóng các phân tử protein đặc hiệu kia làm phá hủy các tế bào bị nhiễm vi-rút, vi khuẩn.

‘Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết’ – với phương châm này, mỗi ngày, các chiến sĩ bạch cầu đã luôn phối hợp cùng nhau để chúng ta luôn có một cơ thể khoẻ mạnh, hạnh phúc!


Credit: CLB Society of Open Science
Website: http:// www.facebook.com/science.ams


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

BẠCH CẦU ƯA KIỀM

1 Tháng Sáu, 2019

Những anh bạn bạch cầu trung tính trong bài viết trước nổi bật với khả năng chiến đấu với kẻ thù cực kì mạnh mẽ và quyết liệt cùng với số lượng đông áp đảo. Tiếp tục hành trình khám phá, loại bạch cầu mà chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay tuy nhỏ mà có võ, quân số khiêm tốn mà nhưng khả năng đánh bại được những ‘kẻ xâm lược’của cơ thể không khiêm tốn chút nào. Đó chính là những chiến sĩ bạch cầu ưa kiềm (basophils).

Bạch cầu ưa kiềm tuy chỉ chiếm số lượng bạch cầu nhỏ nhất trong cơ thể nhưng lại tiềm ẩn sức mạnh lớn khi được kích hoạt. Chúng chịu trách nhiệm cho các phản ứng dị ứng khiến cơ thể người bị lên cơn hen suyễn, sưng, nổi mề đay và khó thở. Mặc dù những triệu chứng này không hề dễ chịu, nhưng đây chính là cách cơ thể phản ứng với những ‘kẻ xâm lược’ cụ thể như nấm mốc, bụi, lông động vật, cỏ, và thậm chí đôi khi là thuốc.

Khi phát hiện tín hiệu xâm lược từ kẻ địch vào trong cơ thể, chúng tạo ra các kháng thể giúp tiêu diệt những chất lạ từ kẻ địch đem vào. Chính vì là tiểu đội nhỏ, chúng cần gọi trợ giúp từ quân tiếp viện bằng cách sử dụng histamin (chất sinh học có trong cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong một số hoạt động sinh lí của cơ thể, có thể gây ra dị ứng, tập trung trong các tế bào bạch cầu) để làm giãn mạch máu mở đường tiếp viện.

Vậy là vừa rồi chúng ta đã cùng tìm hiểu về những chiến sĩ bạch cầu ưa kiềm. Quả là thú vị phải không nào? Để tiếp tục khám phá những điều mới lạ và không kém phần bổ ích, lí thú, hãy đồng hành cùng chúng mình trong những bài viết tiếp theo, vì chắc chắn sẽ còn rất nhiều bất ngờ đang chờ đón các bạn ở phía trước đấy!


Credit: CLB Society of Open Science
Website: http:// www.facebook.com/science.ams


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

BẠCH CẦU TRUNG TÍNH

29 Tháng Năm, 2019

Bạch cầu trung tính chiếm số lượng bạch cầu lớn nhất trong cơ thể. Chúng đi khắp nơi trong máu để tìm kiếm mục tiêu chính của mình – vi khuẩn. Khi cơ thể đưa ra tín hiệu báo động hóa học cho thấy vi khuẩn đang cố xâm nhập, bạch cầu trung tính là một trong những đội quân đầu tiên được huy động xuất hiện tại địa điểm này. Một khi đến nơi, đội quân sẽ đảm nhiệm vai trò chính trong vòng 6 cho đến 12 tiếng. Tại chiến trường, ‘những chiến sĩ’ sẽ tiêu diệt những kẻ xâm lược bằng cách tiêu thụ chúng.

Ngoài ra, như chúng ta thường thấy, trong bệnh nhiễm trùng, thường xuất hiện mủ: chất dịch tiết ra từ chỗ viêm, được tạo thành từ những ‘chiến sĩ’ bạch cầu trung tính đã ‘hi sinh’ trong quá trình bảo vệ cơ thể bạn.

Bạch cầu trung tính (neutrophils) có vai trò rất lớn, không thể thiếu trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, bốn chiến sĩ bạch cầu còn lại cũng có những chức năng không kém phần quan trọng mà các bạn sẽ cùng chúng mình tìm hiểu ở những bài viết sau. Hãy cùng chờ đón những bất ngờ tiếp theo trong hành trình khám phá những người anh hùng thân yêu của chúng ta nhé!


Credit: CLB Society of Open Science
Website: http:// www.facebook.com/science.ams


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220