Chai tàng hình.

19 Tháng Sáu, 2018

 

Màn “ảo thuật” làm biến mất chai được thực hiện chỉ với glycerin, loại chất lỏng dễ dàng mua được từ các hiệu thuốc.

Bạn cần một chai thủy tinh nhỏ, một cốc uống nước bình thường và glycerin.

Thực hiện: Đổ glycerin vào cốc uống nước sao cho đầy khoảng 1/3 hoặc nửa cốc. Đổ tiếp glycerin vào chai thủy tinh. Nhẹ nhàng đặt chai thủy tinh vào cốc. Phần chai ngập trong cốc glycerin dường như biến mất, bạn không thể nhìn thấy cạnh chai.

Giải thích: Bí mật của thí nghiệm này nằm ở glycerin, không phải nước bình thường. Ánh sáng truyền qua glycerin có tốc độ tương đương ánh sáng truyền qua thủy tinh, khiến mắt thường khó phân biệt được sự khác biệt và chai thủy tinh ngâm trong glycerin như vừa tàng hình. Thử thay glycerin bằng nước, bạn sẽ dễ dàng so sánh điều này.

 

7 cách không cần cấm đoán mà vẫn kiểm soát được thói quen xem tivi, điện thoại của con.

19 Tháng Sáu, 2018

 

  1. Làm gương cho con

Giới hạn thời gian sử dụng máy tính, điện thoại, ipad… của bạn khi con có mặt ở đó là điều cần làm. Việc giới hạn này phải bắt nguồn từ hai phía bởi trẻ cũng sẽ thấy phiền toái khi bố mẹ cấm mình sử dụng nhưng lại liên tục kiểm tra điện thoại.

Hãy đặt điện thoại xuống và nhìn vào con mỗi khi bạn nói. Điều này giúp trẻ nhận ra rằng với bạn, việc trò chuyện và chơi cùng con quan trọng hơn bất kỳ công việc hay thiết bị thông minh nào.

  1. Nếu buộc phải làm việc trên máy tính, hãy để con hiểu khi nào bạn sẽ kết thúc

Trẻ sẽ không thể hiểu được bạn đang có một việc rất gấp và buộc phải sử dụng máy tính dù không muốn. Cho nên, cách tốt nhất là trước khi bắt đầu, bạn nên nói với con một cách rõ ràng về lý do và thời điểm bạn sẽ dừng việc này lại.

  1. Có giới hạn rõ ràng cho cả gia đình

Hãy đặt ra những quy tắc mà các thành viên trong gia đình, kể cả cha mẹ, đều phải áp dụng như không sử dụng điện thoại khi đang ăn, không trả lời tin nhắn trong bữa tối, không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ…

Việc đặt các quy tắc này với một đứa trẻ 15 tuổi sẽ là điều khá khó khăn nhưng lại có thể áp dụng hiệu quả với trẻ nhỏ và dĩ nhiên, việc kiểm soát giờ giấc xem tivi, điện thoại khi còn nhỏ cho trẻ sẽ ảnh hưởng đến khi trẻ trưởng thành và cha mẹ không lo trẻ bị nghiện xem các thiết bị điện tử.

  1. Áp dụng quy tắc 1 – 1

Cha mẹ hãy tìm ra những hoạt động hay môn thể thao thú vị như khi xem, chơi các thiết bị màn hình giải trí. Theo đó, cha mẹ có thể thiết lập quy tắc kết hợp 1 – 1. Ví dụ như, nếu trẻ em chơi trò chơi điện tử trong một giờ, trẻ cũng chơi ngoài trời trong một giờ.

  1. Dành thời gian cho con

Dù có bận rộn cỡ nào thì bạn cũng nên dành ra một buổi cuối tuần và một tối giữa tuần tổ chức trò chơi cho các thành viên trong gia đình. Những trò chơi gia đình sẽ đem lại cho con những trải nghiệm thú vị, giúp con gắn kết gia đình và dần dần quên tivi.

  1. Cho con tham gia hoạt động ngoài trời

Chỉ cần 30 phút – 1 tiếng vui chơi, chạy nhảy vào buổi chiều hằng ngày, trẻ không chỉ được nâng cao kỹ năng vận động, tăng cường thể chất mà sau khi vui chơi thỏa thích, mệt mỏi trẻ sẽ không còn nhớ đến tivi hay điện thoại nữa. Sau giờ chơi, trẻ sẽ ăn ngon, ngủ ngon hơn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ sau đó.

  1. Phân việc cho con

Thay vì để trẻ rảnh rỗi nên sẽ có thời gian mở tivi, bạn hãy phân công việc nhà cho trẻ. Cách này không những hạn chế được thói quen sử dụng các thiết bị điện tử mà còn giúp trẻ biết làm việc nhà và có trách nhiệm đối với phần việc của mình. Tùy theo tuổi của trẻ mà mẹ phân công hợp lý.

 

Thí nghiệm nước nóng lạnh gây bất ngờ cho trẻ

13 Tháng Sáu, 2018

Sử dụng hai cốc nước nóng, lạnh và một ít phẩm màu, bạn sẽ khiến trẻ bất ngờ với thí nghiệm dễ thực hiện, dễ quan sát và lý giải những điều lý thú về khoa học. 

Bạn cần một lọ nước lạnh, một lọ nước nóng, một ít màu thực phẩm xanh và đỏ, tấm bìa nhựa, một cái khay. Trẻ thực hiện cần có người lớn bên cạnh để tránh bị bỏng.

Thực hiện: Đổ phẩm màu đỏ vào lọ nước nóng và cẩn thận khuấy cho đều màu. Đổ phẩm màu xanh vào lọ nước lạnh và làm tương tự. Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng phân biệt hai lọ nước trong khi làm thí nghiệm. Nhớ đổ nước thật đầy đến mức sắp sửa tràn lọ.

Đầu tiên, đặt lọ nước lạnh vào khay. Để tấm bìa nhựa lên trên, cẩn thận úp ngược lọ. Bạn sẽ thấy nước trong lọ được tấm bìa giữ lại và không tràn ra ngoài. Đặt lọ nước nóng vào khay, sau đó đặt lọ nước lạnh đã úp ngược lên trên sao cho hai miệng lọ thật khớp nhau. Hãy nhờ một người từ từ rút tấm bìa ở giữa hai lọ ra. Bạn sẽ quan sát được hiện tượng các phân tử nước ở hai lọ trộn lẫn vào nhau một cách chậm rãi, tạo ra một hỗn hợp nước màu hồng tím.

Tiếp theo, hãy thực hiện thí nghiệm tương tự với trình tự ngược lại, nghĩa là bạn đặt lọ nước nóng màu đỏ lên trên lọ nước lạnh màu xanh và rút tấm bìa ra. Lần này nước giữa hai lọ không bị trộn lẫn.

Giải thích: Bí mật không nằm ở phẩm màu mà là ở nhiệt độ của nước. Nước nóng có tỷ trọng khác với nước lạnh. Nước nóng nhẹ hơn do có mật độ thưa hơn nên sẽ nằm ở trên. Khi đặt lọ nước lạnh lên trên lọ nước nóng, các phân tử trong lọ nước lạnh sẽ chìm xuống dưới và trộn lẫn vào khoảng trống của các phân tử trong lọ nước nóng. Do vậy, bạn dễ dàng quan sát sự hòa tan trong thí nghiệm thứ nhất và khó nhìn thấy sự thay đổi ở thí nghiệm thứ hai.

Skeleton system!

13 Tháng Sáu, 2018

What are bones?

We all have bones. If we didn’t, we would be like jellyfish!

Bones make up the framework of our bodies. We call this framework the skeleton.

Bones are living, growing and changing parts of our bodies. Babies’ skeletons are made up from more than 300 parts, but by the time we become adults we only have 206 bones!

No, we haven’t lost any! It’s just that some of our baby bones are made, partly or completely, of cartilage. As we grow bigger and heavier, cartilage is slowly replaced by harder bone. Some smaller bones join together to make one bigger bone.

 

By the time we have finished growing, at about 25 years old, our bones are as big as they are going to get.

Most bones have 4 parts:

  1. The outside part of bone is called the periosteum . This is a thin but very dense layer that has the nerves and blood vessels which nourish the bone.
  2. Compact bone is next. It is smooth and very hard.
  3. Cancellous bone comes next, and this looks a bit like a sponge but is much stronger.
  4. On the very inside of many bones is the bone marrow. It looks a bit like a jelly and it makes new blood cells for the body

 

The bones of the skeleton give us our shape and our posture. Without our spine (backbone) and leg bones we would be unable to stand erect.

Bones also protect the softer parts of our bodies.

  • The skull is like a natural helmet which protects the brain.
  • The spine protects the nerves in the spinal column.
  • The ribs make a shield around our lungs, heart and liver

Bones are great team players!

  • They act as a base for muscles, ligaments and tendons. Ligaments connect bones to bones, and tendons connect muscles to bones. Our topic ‘Your muscles’ will tell you more.
  • They all work together to help us move around.

 

12 lầm tưởng khôi hài về động vật.

6 Tháng Sáu, 2018

Có những kiến thức đơn giản về động vật, tưởng chừng các bậc phụ huynh nắm rõ như lòng bàn tay nhưng thực ra lại không chính xác. Dưới đây là những lầm tưởng mà có thể chính bạn cũng đang dạy con như thế.

 

Thí nghiệm về sự oxy hóa của quả táo

6 Tháng Sáu, 2018

 

Thí nghiệm đơn giản này giúp bạn giải thích cho trẻ về hiện tượng quả táo bị thâm sau khi cắt và cách tránh điều đó xảy ra.

Bạn cần một quả táo, một quả chanh và một con dao. Trẻ cần có người lớn bên cạnh, không tự làm thí nghiệm với vật sắc.

Thực hiện: Bạn dùng dao bổ đôi quả táo, lấy 1/4 quả chanh chà xát lên bề mặt bị cắt của một nửa quả táo, đảm bảo không sót chỗ nào. Để mỗi nửa quả táo ra hai bát riêng và quan sát. Sau 2 tiếng, nửa quả táo bình thường sẽ bị thâm lại, nửa quả táo được bôi nước cốt chanh lên bề mặt trông vẫn như cũ.

Giải thích: Đây là hiện tượng oxy hóa, cũng giống như quá trình rỉ sét của kim loại. Một loại enzyme trong quả táo sẽ chuyển hóa thành màu nâu khi tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, khi chà nước cốt chanh vào bề mặt, nó sẽ tạo một lớp bảo vệ mỏng, đồng thời axit có trong nước chanh sẽ khiến enzyme trong táo không bị oxy hóa.

 

Bí quyết dạy trẻ phát âm tiếng anh chuẩn từ nhỏ

31 Tháng Năm, 2018

Việc dạy phát âm tiếng anh cho trẻ em có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu mẹ biết cách dạy bé chuẩn ngay từ những ngày đầu tiên thì sẽ tạo được nền tảng vững chắc cho quá trình học sau này của trẻ.

Khả năng “bắt chước”

Tiếng anh khác tiếng việt ở điểm khi phát âm, chúng ta cần phải nối âm. Chính vì điều này nên nhiều cha mẹ khi dạy trẻ tiếng anh vẫn giữ thói quen không nối âm trong tiếng việt, khiến cho trẻ phát âm sai.
Vậy nên, cha mẹ hãy tạo một môi trường chuẩn ngay từ khi bắt đầu dạy tiếng anh cho bé, bằng cách để bé nghe video của người bản xứ, như vậy bé dễ dàng ghi nhớ và “bắt chước” theo.

Học theo giọng nói mà trẻ thích

Có thể bé nhà bạn sẽ bị ấn tượng bởi một giọng nói tiếng anh nào đó. Chẳng hạn như các nhân vật trong phim hoạt hình hay tổng thống Mỹ Barack Obama. Khi được thu hút, khả năng ghi nhớ của bé sẽ tốt hơn. Cha mẹ nên quan sát và tìm ra giọng nói mà bé ấn tượng nhất. Từ đó nghiên cứu cách phát âm và luyện nói giống họ, chắc chắn khả năng phát âm của trẻ sẽ được cải thiện.
dạy phát âm tiếng anh cho trẻ em
Ngay từ khi bắt đầu dạy tiếng anh cho trẻ em, bạn cần tạo một môi trường phát âm chuẩn.

Nghe càng nhiều càng tốt

Bộ não của trẻ hoàn toàn mới tinh nên nếu được tiếp xúc với tiếng anh càng nhiều, khả năng học tập của bé sẽ càng tốt. Bạn nên cho bé thường xuyên nghe những bài hát tiếng anh, video, phim hoạt hình hay những chương trình nói chuyện.
Hoặc thiết lập định kỳ một khoảng thời gian trong ngày chỉ để cả nhà nói tiếng anh cũng là một ý tưởng không tồi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không sử dụng tiếng việt trong khoảng thời gian này, kể cả việc cho trẻ đọc phụ đề.

Luyện nói mọi lúc mọi nơi

Một trong những bí quyết kích thích khả năng phát âm của trẻ chính là để trẻ nói tiếng anh thật nhiều. Việc hỗ trợ giữa nghe và nói sẽ giúp trẻ ghi nhớ từ và câu tốt hơn.
Bạn không nhất thiết phải áp dụng việc nói tiếng anh chỉ khi trẻ học mà hãy để trẻ thực hành mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi đi dạo chơi sở thú, công viên hay trên đường nhé.
cách dạy phát âm tiếng anh cho trẻ em
Nói chuyện mọi lúc mọi nơi bằng tiếng anh sẽ nâng cao khả năng phát âm của trẻ.

Thu âm lại giọng của trẻ

Bạn có thể thu âm lại giọng trẻ mỗi khi trẻ nói, sau đó cho trẻ nghe lại và chỉ ra lỗi sai để trẻ có thể tự sửa chữa. Đây là một cách luyện tập khá mới lạ nhưng vô cùng hiệu quả.

Dạy bé cách phát âm rõ ràng

Việc dạy tiếng anh cũng như tiếng việt, phụ huynh đều cần chỉ cho trẻ cách phát âm từng từ rõ ràng để mọi người đều có thể hiểu được.
Để rèn luyện tất cả các kỹ năng trên, cha mẹ nên mua cho trẻ một bộ giáo trình tiếng anh cho trẻ em chuẩn. Trọn bộ Happy World với các đầu mục sách Student’s book, Workbook, Pocket book, đặc biệt là Đĩa DVD kèm theo sẽ giúp trẻ nghe rõ ràng phát âm của các từ vựng, đoạn hội thoại, bài hát tiếng anh.Ngoài ra, trong đĩa DVD còn có phần nhạc họa, các bài hát, đoạn hội thoại vui nhộn sẽ giúp trẻ luôn có hứng khởi mỗi khi học tiếng anh.

The nervous system- Hệ thần kinh

31 Tháng Năm, 2018

What is the nervous system?

The nervous system is the highway along which your brain sends and receives information about what is happening in the body and around it. This highway is made up of billions of nerve cells, or neurons (say new-rons) which join together to make nerves.

The central nervous system

The brain and the spinal cord make up the central nervous system. The brain lies protected inside the skull and from there controls all the body functions by sending and receiving messages through nerves.

How nerve cells work

  • These chemicals transmit nerve impulses from one nerve to another or from nerves to muscle cells.
  • An electrical nerve impulse travels along the neuron to these sacs which then release the neurotransmitter chemicals.
  • The chemicals move along to the next neuron sparking an electrical charge which moves the nerve impulse forward.
  • This happens several times until the message gets where it’s going.

The nervous system works like your light bulb, once you press the switch then the wire send electricity to the light bulb!

Đồng xu nổi trên mặt nước.

29 Tháng Năm, 2018

 

Thông thường, đồng xu thả vào nước sẽ chìm, tuy nhiên vẫn có cách làm nó nổi dựa vào khái niệm sức căng bề mặt của chất lỏng.

Bạn cần một đồng xu, một mẩu giấy, một tăm bông, một bát nước. Lưu ý bạn nên sử dụng đồng xu làm từ nhôm, không pha các nguyên liệu khác như kẽm, đồng vì trọng lượng của nhôm nhẹ hơn đáng kể. Trường hợp không có nguyên liệu này, bạn có thể thay thế bằng một mẩu thiếc hoặc một cái kim.

Thực hiện: Thả đồng xu vào bát nước như bình thường, đồng xu sẽ chìm ngay lập tức. Tuy nhiên, khi làm ướt mẩu giấy rồi đặt đồng xu lên trên và nhẹ nhàng thả lên bề mặt nước, sau đó dùng tăm bông lấy mẩu giấy ra, bạn sẽ quan sát thấy đồng xu nổi chứ không chìm.

Giải thích: Đồng xu nổi được và mặt nước xung quanh bị lõm xuống nhờ sức căng bề mặt của nước hay lực liên kết phân tử nước. Lớp màng mỏng phủ trên bề mặt nước này có tác dụng nâng đỡ trọng lượng đồng xu, với điều kiện chúng ta đặt nhẹ nhàng để không phá vỡ nó. Giấy có tác dụng như bệ đỡ giúp ta thực hiện điều này dễ dàng hơn.

Nếu dùng tay hoặc vật gì đó tác động lực đủ mạnh vào đồng xu, nó sẽ lại chìm xuống nước.

 

What is the excretory system?

25 Tháng Năm, 2018

What is the excretory system?

Your body produces wastes. Your excretory system gets rid of these wastes. This system is really serveral systems:

  • Solid waste from digestion: Remember this waste leaves through the end of the large intestine (digestive system).
  • Carbon dioxide from body cells: Remember, you exhale this waste from your lungs( respiratory system).
  • Liquid wastes from body cells: The urinary system gets rid of these wastes.

+ These wastes are carried in the blood from the liver to the kidneys. The kidneys are two bean-shaped organs that filter these wastes out of the blood.

+ The kidneys then produce urine. Urine is waste and water.

  • Sweat: Sweat is water, salts, and wastes. It leaves your body through your skin system.

How does your kidney work?


All your blood passes through your kidneys about 60 times a day! Your kidneys remove substances from the blood that your body no longer needs. They also return to the blood substances your body does need.
1. An artery brings blood into a kidney. The artery branches into capillaries. The capillaries bring blood to the nephrons. A nephron is the part of a kidney where waste materials are separated from useful materials in the blood.
2. Wastes from the blood move out from the capillaries into the nephron. The wastes flow through a collecting duct. Collecting ducts from all the nephrons join into the ureter. The ureter leads the waste (urine) out of the kidney.
3. At the nephron, useful substances that may have been removed from the blood pass back into the capillaries. These capillaries lead blood to a vein. The vein carries the cleaned blood out of the kidney.

How does your body get rid of liquid wastes?

Your urinary system is like a drainage system. Your kidney collects wastes from the blood and forms urine.
• A tube called a ureter leads the urine out of the kidney
• The ureter brings urine into the bladder. Urine collects in the bladder for several hours.
• When the bladder is holding a lot of urine, eventually it is released into the urethra. The urethra carries urine from the bladder to outside the body.

The Skin.

Liquid waste also leaves your body through the skin. Sweat is made up of water, salts, and other wastes. Follow what happens in the skin diagram.


• Blood in the capillaries carries wastes. The wastes collect in a sweat gland.
• Sweat from the gland is pushed upward. It reaches the surface through an opening, called a pore (PAWR). At the surface it collects as droplets.
• The sweat evaporates from the surface. That is, the liquid turns into a gas and goes into the air. As the liquid turns into gas, it takes heat away from the skin. As heat is removed, your skin cools down.