FUN FACTS VỀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT – HÀ MÃ (HIPPOPOTAMUS)

9 Tháng Sáu, 2019
  1. Những con hà mã không có tuyến mồ hôi nên chúng dành phần lớn thời gian ở dưới nước và đây là cách duy nhất để chúng không bị quá nóng.
  2. Hà mã có thể nhìn, ngửi và nghe thấy khi chúng ở dưới nước vì tai, mắt và lỗ mũi của chúng nằm ở vị trí cao trên đầu. Hà mã có thị lực tốt cũng như có thính giác và khả năng đánh hơi nhạy bén.
  3. Khi hà mã lặn xuống nước, tai và lỗ mũi của chúng tự động đóng lại.
  4. Da của hà mã tiết ra một chất nhờn màu đỏ giúp chúng không bị cháy nắng.
  5. Hà mã là động vật ăn cỏ. chúng ăn cỏ, trái cây rụng, mía đường và ngô.
  6. Dù có trọng lượng lớn nhưng chúng có thể chạy nhanh hơn loài người.
  7. Hà mã cái mang thai trong 230 ngày. Mỗi lần nó chỉ sinh được một hà mã con. Hà mã mẹ sẽ bảo vệ hà mã con khỏi sư tử, báo, cá sấu và những con hà mã đực. Hà mã con sẽ bú sữa mẹ trong vòng một năm đầu. Nhưng vài tuần sau khi sinh, hà mã con cũng ăn thêm cỏ.
  8. Hà mã sống theo đàn gồm từ 10-30 con. Chúng có thể sống được tới 45 năm trong môi trường tự nhiên. Họ hàng gần nhất của hà mã là cá voi và cá heo.
  9. Hà mã thu hút bạn tình (giống như nhiều động vật có vú khác) bằng cách đánh dấu lãnh thổ của chúng. Tuy nhiên, chúng không “đánh dấu” theo một cách thông thường. Chúng sẽ đại tiện và tiểu tiện cùng một lúc rồi dùng đuôi mình quay mạnh để quăng hỗn hợp “sản phẩm” ra khắp các phía. Và với những con hà mã cái thì việc này rất hấp dẫn và có một vẻ đẹp rất tự nhiên.

Credit: http:// www.facebook.com/science.ams
Africa Geographic
https://kienthuc.net.vn


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

CÁCH LÀM TINH HỐC THẠCH ANH TRONG VỎ TRỨNG

5 Tháng Sáu, 2019

Tinh hốc, hốc tinh thể là một kiểu thành tạo đá xuất hiện trong đá trầm tích và một vài loại đá magma phun trào. Tinh hốc là các lỗ hổng trong đá có các tinh thể phát triển bên trong hoặc các tinh thể hình thành ở dạng các dải đồng tâm.

Kim cương lấp lánh và tinh hốc tuyệt đẹp quả là rất thú vị, nhưng mọi thứ sẽ còn thú vị hơn rất nhiều nếu bạn có thể tự tay mình làm. Hãy cùng chúng mình trải nghiệm cảm giác tuyệt vời khi được ngắm nhìn những tinh thể lấp lánh do chính tay mình làm ra nhé!

Thành quả của chúng mình!

Credit: CLB Society of Open Science
Website: http:// www.facebook.com/science.ams


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

BẠCH CẦU LYMPHO

4 Tháng Sáu, 2019

Đầu tiên, khi các vi khuẩn xâm nhập, chúng sẽ gặp hàng phòng vệ thứ nhất do bạch cầu mono và trung tính canh giữ – mang tên sự thực bào. Mỗi khi nhận thông tin có kẻ địch lấn tới, chúng sẽ thay đổi hình dạng và di chuyển tới khu vực ‘báo động’ qua các thành mạch máu. Tại đây, chúng bắt đầu tạo ra những chiếc chân giả, bao lấy các kẻ xâm phạm, bắt giữ và tiêu hoá chúng.
Nhưng nếu những chú vi khuẩn lại mạnh hơn các dũng sĩ tại đây thì sao ?

Đừng lo, bởi kẻ thù của chúng ta còn phải đối phó với hàng rào thứ 2 là do tế bào lympho B canh giữ. Với hoạt động tạo kháng thể tương ứng với kháng nguyên của virus kia, những kháng thể này sẽ vô hiệu hoá các loại kháng nguyên để bảo vệ cơ thể chúng ta.

Ngoài ra, cơ thể chúng ta còn có hàng rào thứ 3 – tuyến phòng thủ cuối cùng do tế bào lympho T đảm nhiệm. Với vũ khí là phân tử protein đặc hiệu, các tế bào lympho T di chuyển đến và gắn trên bề mặt của tế bào bị nhiễm. Các tế bào này tựa như những quả bom vậy, sau một thời gian ngắn, lympho T sẽ kích nổ chúng, giải phóng các phân tử protein đặc hiệu kia làm phá hủy các tế bào bị nhiễm vi-rút, vi khuẩn.

‘Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết’ – với phương châm này, mỗi ngày, các chiến sĩ bạch cầu đã luôn phối hợp cùng nhau để chúng ta luôn có một cơ thể khoẻ mạnh, hạnh phúc!


Credit: CLB Society of Open Science
Website: http:// www.facebook.com/science.ams


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

BẠCH CẦU ƯA KIỀM

1 Tháng Sáu, 2019

Những anh bạn bạch cầu trung tính trong bài viết trước nổi bật với khả năng chiến đấu với kẻ thù cực kì mạnh mẽ và quyết liệt cùng với số lượng đông áp đảo. Tiếp tục hành trình khám phá, loại bạch cầu mà chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay tuy nhỏ mà có võ, quân số khiêm tốn mà nhưng khả năng đánh bại được những ‘kẻ xâm lược’của cơ thể không khiêm tốn chút nào. Đó chính là những chiến sĩ bạch cầu ưa kiềm (basophils).

Bạch cầu ưa kiềm tuy chỉ chiếm số lượng bạch cầu nhỏ nhất trong cơ thể nhưng lại tiềm ẩn sức mạnh lớn khi được kích hoạt. Chúng chịu trách nhiệm cho các phản ứng dị ứng khiến cơ thể người bị lên cơn hen suyễn, sưng, nổi mề đay và khó thở. Mặc dù những triệu chứng này không hề dễ chịu, nhưng đây chính là cách cơ thể phản ứng với những ‘kẻ xâm lược’ cụ thể như nấm mốc, bụi, lông động vật, cỏ, và thậm chí đôi khi là thuốc.

Khi phát hiện tín hiệu xâm lược từ kẻ địch vào trong cơ thể, chúng tạo ra các kháng thể giúp tiêu diệt những chất lạ từ kẻ địch đem vào. Chính vì là tiểu đội nhỏ, chúng cần gọi trợ giúp từ quân tiếp viện bằng cách sử dụng histamin (chất sinh học có trong cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong một số hoạt động sinh lí của cơ thể, có thể gây ra dị ứng, tập trung trong các tế bào bạch cầu) để làm giãn mạch máu mở đường tiếp viện.

Vậy là vừa rồi chúng ta đã cùng tìm hiểu về những chiến sĩ bạch cầu ưa kiềm. Quả là thú vị phải không nào? Để tiếp tục khám phá những điều mới lạ và không kém phần bổ ích, lí thú, hãy đồng hành cùng chúng mình trong những bài viết tiếp theo, vì chắc chắn sẽ còn rất nhiều bất ngờ đang chờ đón các bạn ở phía trước đấy!


Credit: CLB Society of Open Science
Website: http:// www.facebook.com/science.ams


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

BẠCH CẦU TRUNG TÍNH

29 Tháng Năm, 2019

Bạch cầu trung tính chiếm số lượng bạch cầu lớn nhất trong cơ thể. Chúng đi khắp nơi trong máu để tìm kiếm mục tiêu chính của mình – vi khuẩn. Khi cơ thể đưa ra tín hiệu báo động hóa học cho thấy vi khuẩn đang cố xâm nhập, bạch cầu trung tính là một trong những đội quân đầu tiên được huy động xuất hiện tại địa điểm này. Một khi đến nơi, đội quân sẽ đảm nhiệm vai trò chính trong vòng 6 cho đến 12 tiếng. Tại chiến trường, ‘những chiến sĩ’ sẽ tiêu diệt những kẻ xâm lược bằng cách tiêu thụ chúng.

Ngoài ra, như chúng ta thường thấy, trong bệnh nhiễm trùng, thường xuất hiện mủ: chất dịch tiết ra từ chỗ viêm, được tạo thành từ những ‘chiến sĩ’ bạch cầu trung tính đã ‘hi sinh’ trong quá trình bảo vệ cơ thể bạn.

Bạch cầu trung tính (neutrophils) có vai trò rất lớn, không thể thiếu trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, bốn chiến sĩ bạch cầu còn lại cũng có những chức năng không kém phần quan trọng mà các bạn sẽ cùng chúng mình tìm hiểu ở những bài viết sau. Hãy cùng chờ đón những bất ngờ tiếp theo trong hành trình khám phá những người anh hùng thân yêu của chúng ta nhé!


Credit: CLB Society of Open Science
Website: http:// www.facebook.com/science.ams


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

TỔNG QUAN BẠCH CẦU

24 Tháng Năm, 2019

Bạn có biết cơ thể chúng ta là một “chiến trường”?
Mỗi ngày, mầm bệnh trong môi trường cố gắng xâm nhập vào cơ thể chúng ta và khi chúng thành công, chúng ta bị bệnh. Thế nhưng, làm được điều đó đâu có dễ dàng như vậy, bởi luôn có ‘những người lính’ luôn bên cạnh, sẵn sàng chống lại mọi kẻ thù gây hại cho cơ thể. Họ chính là năm anh em bạch cầu.

Vậy bạch cầu là gì?
Bạch cầu – một đội quân tuy chỉ có năm chiến sĩ nhưng lại vô cùng hùng mạnh của cơ thể – là một phần trong hệ thống miễn dịch của chúng ta. Ngoài tác dụng chống lại vi trùng gây bệnh và nhiễm trùng, chúng còn cố gắng bảo vệ cơ thể trước bất kỳ tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. Một số sản xuất “vũ khí” dưới dạng kháng thể trong khi những người khác thực hiện các cuộc tấn công trực tiếp. Một số tiêu diệt ‘kẻ địch’ nhất định bằng cách nuốt chửng hoàn toàn. 

Bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho là tên của năm chiến sĩ bạch cầu. Chúng có tên gọi khác nhau với các chức năng khác nhau dựa vào khả năng và loại kẻ xâm lược mà chúng đang chiến đấu, nhưng luôn đoàn kết chung sức phối hợp bảo vệ cơ thể. Để khám phá chức năng của mỗi bạch cầu cũng như cách chúng chiến đấu với mọi loại kẻ thù của cơ thể, các bạn hãy cùng đồng hành với chúng mình trong những bài viết tiếp theo nhé!


Credit: CLB Society of Open Science
Website: http:// www.facebook.com/science.ams


ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam


THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

Buổi học trải nghiệm Khoa học

21 Tháng Năm, 2019

Buổi Khoa học đầu tiên dành cho lớp Mẫu giáo lớn đã diễn ra thành công trong không khí sôi nổi và hào hứng của các em. Tiếp nhận kiến thức hoàn toàn bằng Tiếng Anh, các em đã được học về cách săn mồi của ếch và đặc biệt là tự tay chế tác một chiếc kèn mô phỏng hoạt động của lưỡi ếch khi săn mồi. Buổi học kết thúc bằng trò chơi ếch săn mồi thú vị, đòi hỏi các em phải hợp tác cùng nhau và đưa ra những cách xử lí tình huống hợp lí nhất.

Nhìn thấy những ánh mắt háo hức, sự tập trung tuyệt đối để thu nhận kiến thức cũng như nụ cười khi các em tự tay làm sản phẩm, xem những đoạn phim ngắn về Thế giới động vật và cùng cô giải đáp các thắc mắc xuyên suốt bài học khiến cho mỗi thành viên của Steam360 thật sự rất vui mừng.

Mong rằng, niềm đam mê khám phá khoa học của các em sẽ được nhen nhóm lên sau buổi học ngày hôm nay. Hẹn gặp lại các em trong những buổi học tiếp theo của Steam360!

_____________________________
ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam 
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
_____________________________
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220

BAN TỔ CHỨC KỲ THI World TIME và HKIMO 2019 – VÒNG 1 Trân trọng thông báo tới Các Quý Trường, CMHS và các em học sinh

21 Tháng Năm, 2019

DANH SÁCH PHÒNG THI VÀ ĐỊA ĐIỂM THI-
Ngày 26/05/2019

  • Địa điểm: Trường tiểu học  Nghĩa Tân, Số 14 phố Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội (tham khảo bản đồ TẠI ĐÂY).
  • Thời gian: Học sinh có mặt tại địa điểm thi lúc 8h00 sáng Chủ Nhật, ngày 26/05/2019 (Phụ huynh đón con lúc 10h10).
  • Danh sách phòng thi:  Số báo danh và danh sách phòng thi xem TẠI ĐÂY
  • Chuẩn bị: Học sinh làm bài bằng bút bi hoặc bút mực. Học sinh không được phép sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian thi.

Lưu ý:

  • Phụ huynh vui lòng kiểm tra lại các thông tin cá nhân của thí sinh theo thông tin thí sinh tại “Danh sách phòng thi”, nếu có thông tin cần điều chỉnh vui lòng gửi tin nhắn theo cú pháp HỌ TÊN THÍ SINH, LỚP, TRƯỜNG, THÔNG TIN CẦN CẬP NHẬT tới số hotline: 096.8888.220 muộn nhất vào 16h ngày 22/05/2019.
  • Với các thí sinh đã đăng ký và chuyển khoản thành công nhưng không tìm thấy tên học sinh trong danh sách dự thi, Quý Phụ huynh/ Quý Trường vui lòng liên hệ tới số hotline: 096.8888.220  muộn nhất vào 16h ngày 22/05/2019 để được hỗ trợ.

Trân trọng thông báo! 

THÔNG BÁO TUYỂN CHỌN HỌC SINH Tham dự: Kỳ thi “Tài năng Toán học Quốc tế World TIME 2019” tại Thái Lan;Kỳ thi “Olympic Toán học Quốc tế HKIMO 2019” tại Hong Kong

7 Tháng Năm, 2019

Kính gửi:

– Phòng GDĐT các Quận, Huyện

– Các Trường Tiểu học, THCS, THPT trong thành phố Hà Nội

-CMHS và các em học sinh từ lớp 2 đến lớp 11

Với phương châm “Global Maths – Global Citizen”, Công ty Cổ phần Giáo dục GMaths luôn mong muốn được mang về cho các em học sinh Việt Nam nhiều chương trình tiên tiến trên thế giới. Hiện tại GMaths là đại diện duy nhất tại Việt Nam được tổ chức tuyển chọn học sinh tham gia các kỳ thi Toán Quốc tế tổ chức tại Thái Lan, Hong Kong như: ITMC, WORLD TIME, HKIMO dành cho các em học sinh từ lớp 2 tới lớp 11 cũng như kỳ thi Toán mô hình IMMC tại Úc… với mục tiêu giúp các em học sinh được trải nghiệm, thử sức, thể hiện năng lực, bản lĩnh cũng như sự đam mê với bộ môn Toán Tiếng Anh.

Được sự đồng ý của Sở GDĐT Hà Nội qua Công văn số 1563/SGDĐT-GDPT ngày 02/05/2019, Công ty Cổ phần Giáo dục GMaths kính gửi tới Quý Phòng, Quý Trường, CMHS và các em học sinh từ lớp 2 đến lớp 11 thông báo tuyển chọn học sinh tham dự ‘Vòng 1 – Kỳ thi Tài năng Toán học Quốc tế World TIME 2019’ và Vòng 1 – Kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế HKIMO 2019’, tổ chức vào ngày 26/5/2019, nhằm tuyển chọn học sinh tham gia Vòng 2 kỳ thi World TIME 2019 tại  Thái Lan (từ ngày 16/8/2019 tới ngày 20/8/2019) và kỳ thi HKIMO 2019 tại Hong Kong (từ ngày 30/8/2019 tới ngày 02/9/2019).

Để biết thêm thông tin về kỳ thi và cách thức đăng ký xin vui lòng truy cập:

  • Thư mời

https://bitly.vn/2×75

  • Kế hoạch tổ chức Vòng 1 World TIME 2019 và HKIMO 2019

https://bitly.vn/2×79

  • Cách thức đăng ký tham gia thi Vòng 1 (Dành cho các Nhà Trường)

https://bitly.vn/2x7b

  • Mẫu đăng ký dự thi Vòng 1 các kỳ thi (Dành cho các Nhà Trường)

World TIME 2019: https://bitly.vn/2x7i

HKIMO 2019: https://bitly.vn/2x7m

  • Mẫu đăng ký dự thi Vòng 1 các kỳ thi (Dành cho các Thí sinh lẻ)

https://bitly.vn/2xaj

  • Thông tin giới thiệu các kỳ thi (tiếng Anh):

World TIME 2019: https://bitly.vn/2x7r

HKIMO 2019: https://bitly.vn/2x7u

Công ty Cổ phần Giáo dục GMaths rất mong được sự ủng hộ từ phía Quý Phòng, Quý Trường, CHMS và các em học sinh.

Trân trọng cảm ơn!