[Hà Nội] 16 trường THCS thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh vào lớp 6

29 Tháng Tư, 2018

Theo phương án tuyển sinh vào lớp 6 năm 2018 -2019 tại Hà Nội đã được phê duyệt, các trường THCS tuyển sinh  vào lớp 6 không theo tuyến và có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu (trường chất lượng cao, trường ngoài công lập) sẽ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực. Theo đó, 16 trường có thể thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực qua các bài kiểm tra tổ hợp.

toan tieng anh lop 6
16 trường tại Hà Nội có thể thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực qua các bài kiểm tra tổ hợp.

Theo đó, có 10 trường công lập và 6 trường ngoài công lập được tổ chức tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực để tuyển sinh. Danh sách cụ thể gồm:

10 trường công lập

  1. THCS Cầu Giấy;
  2. hệ THCS của trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam;
  3. THCS Nam Từ Liêm;
  4. THCS Chu Văn An (Thanh Trì);
  5. THCS Ngô Sỹ Liên (Chương Mỹ);
  6. THCS Nguyễn Huy Tưởng (Đông Anh),
  7. THCS Đô Thị Việt Hưng (Long Biên),
  8. THCS Trưng Vương (Mê Linh),
  9. THCS Sơn Tây,
  10. THCS Thanh Xuân.

6 trường ngoài công lập:

  1. Marie Curie;
  2. Nguyễn Siêu;
  3. Đoàn Thị Điểm;
  4. Lương Thế Vinh;
  5. Lomonoxop;
  6. Nguyễn Tất Thành.

Thí sinh của các trường này sẽ phải làm hai bài kiểm tra là: bài tổ hợp Khoa học tự nhiên và Toán; bài tổ hợp Khoa học xã hội – tiếng Việt – tiếng Anh. Nội dung kiểm tra thuộc chương trình giáo dục tiểu học, chủ yếu ở lớp 5. Hình thức kiểm tra là trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, thời gian làm bài 60 phút. Bài kiểm tra này sẽ giá bốn cấp độ nhận thức của người làm là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao.

Có hai đợt kiểm tra, đánh giá năng lực vào các trường THCS chất lượng cao, ngoài công lập đông thí sinh đăng ký, đợt một vào ngày 29/6 và đợt hai vào ngày 30/6. Từ ngày 10/7 đến hết ngày 12/7, các trường triển khai tuyển sinh.

Qua Hội nghị, Hội thảo với các phòng GDĐT, các trường THCS tuyển sinh không theo tuyến và có số học sinh đăng ký hàng năm vượt quá chỉ tiêu, đồng thời tham khảo ý kiến một số nhà khoa học, Sở thống nhất phương án kiểm tra, đánh giá năng lực: Học sinh phải thực hiện 2 bài kiểm tra (Bài tổ hợp Khoa học tự nhiên và Toán; bài tổ hợp Khoa học xã hội, tiếng Việt và tiếng Anh).

Nội dung kiểm tra thuộc chương trình giáo dục tiểu học, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 5 hiện hành của Bộ GDĐT.

Hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, trong đó đảm bảo yêu cầu bốn cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao; Thời gian làm bài: 60 phút/bài kiểm tra.

Thời gian kiểm tra, đánh giá năng lực: Đợt 1 vào ngày 29/6/2018; đợt 2 vào ngày 30/6/2018.

Tuyển sinh từ ngày 10/7/2018 đến hết ngày 12/7/2018

 

Mr. Học Mãi

Những cách đơn giản giúp bé ham học

29 Tháng Tư, 2018

Trẻ kém tập trung khi học là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Ngoài lý do phụ huynh không thể thay đổi được là nội dung chương trình học mà ai cũng thấy là khô khan và nặng nề cũng như những hạn chế về năng lực sư phạm và tâm lý của giáo viên, có nhiều yếu tố góp phần làm trẻ kém tập trung trong việc học từ môi trường xung quanh đến năng lực của bản thân. Với những yếu tố này, bố mẹ có thể tác động để cải thiện tình trạng kém tập trung của trẻ.

Thông thường, trẻ kém tập trung trong việc học bởi các lý do sau:

Lý do khách quan:

– Không có không gian học tập thích hợp.

– Bàn học không gọn gàng – thiếu dụng cụ học tập.

– Thời điểm học tập không phù hợp hay thiếu ổn định.

Lý do chủ quan:

– Chưa có sự chuẩn bị tâm lý – thể chất.

– Không xác định mục tiêu học tập.

– Thiếu hứng thú, cảm thấy bị ép buộc.

Lý do bản thân:

– Thiếu kỹ năng học tập.

– Thiếu kỹ năng tập trung.

– Thiếu kỹ năng ghi nhớ.

Các phụ huynh có thể thay đổi và cải thiện các yếu tố này bằng cách:

Tạo một không gian học tập:

Không gian học tập không đơn thuần là cái bàn học, mà còn là khung cảnh xung quanh. Tùy theo điều kiện gia đình, nhưng bố mẹ hãy sắp xếp để trẻ có được:

– Một góc học tập tương đối yên tĩnh, thoáng mát, sáng sủa và không bị các hình ảnh xung quanh chi phối. Cần bố trí ánh sáng phù hợp (từ trên và từ bên trái phía sau chiếu đến).

– Trong giờ học, tránh việc cắt ngang (trẻ đang học chạy đi vệ sinh, uống nước, người giám sát việc học bỏ đi làm việc khác, anh chị em của trẻ đến bàn học nói chuyện…).

Bàn học thích hợp:

– Chuẩn bị đủ học cụ: bút, thước, hồ dán, kéo, giấy, sách học, không để tình trạng ngồi vào bàn rồi mới đi kiếm cái này cái nọ.

– Không bầy biện lung tung trên mặt bàn, chỉ để những gì cần thiết có liên quan đến bài học.

– Bàn học và ghế ngồi cần phù hợp với chiều cao của trẻ, tránh việc ngồi một cách gò bó, phải cố gắng trong việc viết và nhìn bài tập.

Thời điểm thích hợp:

– Thời điểm tốt nhất là vào đầu giờ chiều, trẻ sẽ nhớ tốt hơn. Nếu trẻ phải đi học cả ngày thì hãy sắp xếp để trẻ học và làm bài cách bữa ăn chiều ít nhất là một giờ (khoảng 7h30-8h30).

– Học tốt nhất khi có được đủ khoảng thời gian liên tục trong 20-30 phút và sau đó sẽ nghỉ ngơi 5-10 phút (uống nước, vệ sinh trong thời điểm này). Sau đó trước khi quay lại việc học, nên cho trẻ chơi một số trò trí tuệ, hỗ trợ cho việc nâng cao sự chú ý.

– Dừng học khi mệt mỏi hoặc bắt đầu thấy thiếu tập trung. Nghỉ 10 phút sau đó trở lại làm việc.

Chuẩn bị tâm lý học tập:

– Hãy giúp trẻ thực hiện một lịch hoạt động trong ngày, trong đó xác định rõ ràng thời gian học tập tại nhà mỗi ngày. Trước khi bước vào giờ học trẻ phải đánh dấu vào việc đã làm để thấy rõ là sau việc này sẽ đến giờ học.

– Tạo sự thoải mái, vui vẻ, không tạo những tình huống hay thông tin chi phối sự tập trung của trẻ trước giờ học như không la mắng các sai phạm (nếu có) của trẻ, không nói về buổi đi chơi cuối tuần hay một chương trình, một bộ phim hay…

Xác định mục tiêu học tập

Đặt mục tiêu rõ ràng cho buổi học, trả lời được các câu hỏi:

– Hôm nay học những bài gì: Ghi rõ tiêu đề bài học.

– Mục tiêu học hôm nay: Học bao nhiêu trang, làm bao nhiêu bài tập.

– Bài học có thể chia làm 2-3 phần (nếu dài) hay không?

Nguồn: Chuyên gia tâm lý Lê Khanh

THÔNG BÁO LỊCH HỌC LỚP TỔ HỢP dành cho học sinh lớp 5 lên lớp 6

29 Tháng Tư, 2018

THÔNG BÁO LỊCH HỌC LỚP TỔ HỢP

Dành cho học sinh lớp 5 thi vào lớp 6

 Kính gửi Quý phụ huynh !

Theo nguyện vọng của một số PHHS mong muốn có thêm lớp học Tiếng Anh (Theo chuẩn Cambridge), tổ hợp tự nhiên, tổ hợp xã hội nhằm giúp học sinh thi vào các trường THCS năm học 2018-2019, GMATH Education sẽ mở thêm các lớp dạy cho các môn học trên, kính mời phụ huynh quan tâm đăng ký cho con theo học.

toan tieng anh

 

 Lưu ý: Học sinh sẽ có một bài kiểm tra đánh giá năng lực trong buổi học đầu tiên (kết quả bài kiểm tra sẽ được thông báo tới quý phụ huynh).

Địa điểm: GMATH Education, P313, toà nhà N6A, Nguyễn Thị Thập, Trung Hoà, Cầu Giấy, HN.

Cách thức đăng ký: Phụ huynh có thể gọi điện đăng ký trực tiếp hoặc nhắn tin theo cú pháp <tên học sinh>, <Lớp đăng ký học> tới số hotline: 098.282.5495 để đăng ký và được xếp lớp.

PHHS có thể trực tiếp liên hệ:

Bộ phận phụ trách chuyên môn: Th.s Thái Thị Thanh Hoa – Tổ phó Tổ Toán Tin Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam (Email: hoaams@yahoo.com), Th.s Dương Thu Trang – Đại học West Georgia Hoa kỳ (SĐT: 0944888146), email: gmathhn@gmail.com hoặc qua Facebook: S360 Education 

Trân trọng cảm ơn!

Global Science – Global Citizen

How are materials transported?

27 Tháng Tư, 2018

 

Materials are moving through your body all the time. They include nutrients from the foods you eat, oxygen that you inhale, and wastes from your cells. Four organ systems are working together to move these materials. These organ systems are your body’s transport systems.

Các chất luôn chuyển hóa trong cơ thể bạn mọi lúc. Chúng bao gồm các chất dinh dưỡng từ thức ăn mà bạn ăn, oxy mà bạn hít vào, và các chất thải từ các tế bào  khác. Bốn hệ thống cơ quan làm việc cùng nhau để chuyển hóa các chất. Các cơ quan đó tạo nên hệ thống vận chuyển của cơ thể.

Transport systems of the human body contains:

Hệ thống vận chuyển của cơ thể người bao gồm:

  1. Digestive: Transporting food and nutrients ( moves food through digestive organs and breaks it down into nutrients).

 

Hệ tiêu hóa: Vận chuyển thức ăn và các chất dinh dưỡng ( chuyển thức ăn đến cơ quan tiêu hóa và chuyển hóa chúng thành các chất dinh dưỡng).

  1. Respiratory: Transporting oxygen ( moves oxygen into lungs, where it is picked up by circulatory system).

Hệ hô hấp: Vận chuyển oxi ( chuyển oxi đến phổi, nơi nó được chọn lọc bởi hệ tuần hoàn).

  1. Circulatory: Transporting nutrients, oxygen and wastes ( carries oxygen and nutrients to cells, carries wastes away from cells).

Hệ tuần hoàn: Vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi và chất thải ( mang oxi và các chất dinh dưỡng đến các tế bào, mang chất thải từ đó đi).

  1. Excretory: Transporting wastes such as carbon dioxide, sweat ( uses blood to carry wastes to organs that remove them from the body).

Hệ bài tiết: Vận chuyển chất thải ví dụ như cacbon đioxit, mồ hôi ( sử dụng máu để vận chuyển các chất thải đến cơ quan có thể đưa nó ra khỏi cơ thể).

Hướng dẫn cách làm slime!

27 Tháng Tư, 2018

Slime là một đồ chơi handmade đang rất hot, có nhiều cách làm slime khác nhau, tuy nhiên các bạn trẻ không chỉ dừng lại ở chơi slime mà còn thi nhau sáng tạo ra những cách làm slime độc đáo bằng các nguyên vật liệu sẵn có tại nhà. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn một cách làm slime nhé!

Nguyên liệu:
– Một bát đựng, thìa khuấy, hộp nhựa.
– Hồ nước
– Nước rửa chén.
– Màu thực phẩm.
– Nước.
– Nước rơ miệng Denicol.
Cách tiến hành:
Bước 1: Pha loãng hồ nước.
Đổ hồ nước ra bát đựng sau đó thêm nước rồi khuấy đều.
Bước 2: Trộn thêm nước rửa chén.
Sau khi hồ nước tan hoàn toàn trong nước. Thêm một ít nước rửa chén và sau đó khuấy thật đều.
Bước 3: Tạo màu slime.
Thêm một ít màu thực phẩm tùy theo sở thích của bạn để tạo màu cho slime và tiếp tục khuấy.
Bước 4: Tạo độ dẻo.
Bạn cho thật từ từ dung dịch nước rơ miệng vào bát đựng đồng thời khuấy liên tục cho đến khi slime có thể cầm bằng tay. Lưu ý đừng cho quá nhiều nước rơ miệng nếu không slime sẽ bị cứng. Cuối cùng là cho slime vào hộp nhựa và sau đó cùng thưởng thức thành quả nào!

Những điều quan trọng trẻ nên được dạy trước 10 tuổi.

25 Tháng Tư, 2018

1. Học cách nói không.
Bạn hãy dạy con nói không với người lớn, giáo viên, thậm chí với bản thân khi gặp những việc không nên thỏa hiệp. Một đứa trẻ luôn vâng lời không phải là tốt, bởi khả năng từ chối rất quan trọng khi trẻ lớn lên và bước vào thế giới phức tạp của người lớn.


2. Đặt câu hỏi khi chưa hiểu vấn đề.
Thay vì giả vờ hiểu vấn đề, trẻ nên đặt câu hỏi để được giải đáp. Đây là kĩ năng quan trọng mà bạn nên rèn cho con từ sớm.


3. Đừng làm điều mình không muốn để vừa lòng người khác.
Nhiều đứa trẻ luôn cố gắng chiếm cảm tình của bạn bè. Bố mẹ hãy là tấm gương tốt để con thấy rằng trở thành người trung thực và đáng tôn trọng có ý nghĩa hơn rất nhiều với việc vi phạm nguyên tắc bản thân để khiến người khác hài lòng.


4. Sẵn sàng đấu tranh cho bản thân.
Một số phụ huynh coi trọng giáo viên hoặc những người khác hơn trẻ. Điều này có thể dẫn đến thói quen tự ti và không dám đấu tranh cho bản thân khi trẻ lớn lên. Bạn hãy giải thích rằng tôn trọng người khác là quan trọng, nhưng khả năng phản đối khi thấy bất hợp lý cũng cần thiết.


5. Bố mẹ không phải là kẻ thù.
Trở thành một người bạn của con không phải việc dễ dàng, nhất là khi trẻ có bạn thân cùng lứa. Tuy nhiên, bạn hãy khiến trẻ cảm thấy tin tưởng để tâm sự khi gặp chuyện, không la hét hay chỉ trích nặng lời trong những trường hợp đó.


6. Kiến thức quan trọng hơn điểm số.
Đôi khi phụ huynh tỏ ra cau có nếu con không đạt được kỳ vọng trong học tập. Tuy nhiên, điểm số cao không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với kiến thức tốt. Bạn có thể động viên rằng con đã nắm thêm được nhiều kiến thức qua bài kiểm tra dù kết quả chưa mỹ mãn.


7. Đừng sợ mắc sai lầm.
Thất bại hay mắc lỗi là điều ai cũng trải qua. Do đó, bạn đừng khiến trẻ sợ hãi cảm giác mắc lỗi mà hãy nhấn mạnh vào việc có thể rút ra được bài học gì từ sai lầm.


8. Cần tôn trọng cả nam và nữ một cách công bằng.
Trẻ cần tôn trọng không chỉ người lớn mà còn là các bạn cùng tuổi và những người ít tuổi hơn, đồng thời đối xử công bằng với cả nam và nữ.

5 cách đơn giản giúp trẻ kích thích tư duy suy nghĩ của trẻ.

16 Tháng Tư, 2018

Nhiều phụ huynh thường than phiền về việc con cái lười suy nghĩ, ngại tư duy, vậy đâu là lí do “tại sao con tôi lười suy nghĩ?”

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể hỗ trợ tốt nhất và dạy con mình phát triển kỹ năng tư duy, thói quen đào sâu suy nghĩ. Dưới đây là 5 cách chúng tôi đề xuất:

  1. Rèn cho trẻ khả năng suy nghĩ thực thế từ khi 1-3 tuổi.

Trẻ nhỏ giai đoạn này luôn thích hỏi “tại sao?”, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều cha mẹ cảm thấy phiền và mệt với hàng trăm câu hỏi mỗi ngày, có những câu trẻ hỏi đi hỏi lại. Nhiều cha mẹ cố gắng trả lời trẻ, nhưng thay vì trả lời câu hỏi kiểu như “tại sao mẹ lại cho sữa vào tủ lạnh?” bằng “vì nếu không nó sẽ hỏng và bốc mùi”, các cha mẹ hãy thiết kế một thí nghiệm đơn giản: đổ sữa vào 2 cốc, giữ một cái trong tủ lạnh và một cái ở quầy bếp, cùng con kiểm tra chúng trong 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, để trẻ quan sát sự khác biệt giữa hai cốc.Việc nhỏ này sẽ giúp cho đứa trẻ của bạn tăng sự tò mò, ưa khám phá, quan sát và đó là nền tảng quan trọng xây dựng sự tư duy từ khi trẻ còn nhỏ.

  1. Đặt câu hỏi ngược với những câu hỏi của con, giúp trẻ suy nghĩ.

Tôi biết rằng có nhiều cha mẹ cảm thấy phiền và tránh trả lời câu hỏi của trẻ, nhưng thực sự bạn sẽ giúp con đạt được nhiều kĩ năng khi kiên nhẫn trả lời các câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn này. Trẻ thực sự muốn biết làm thế nào để làm được điều gì đó, ở đâu đó, hoặc tại sao điều gì đó xảy ra. Nhiều cha mẹ chọn cách trả lời thẳng câu hỏi và điều này có thể làm trẻ lười suy nghĩ. Hãy thử phản ứng của trẻ với tư cách đặt ngược một câu hỏi khác.

Ví dụ nếu con hỏi: “Ba ơi, đồ chơi này đã bị hỏng, làm cách nào để sửa…?” Với những câu trả lời như: “Được rồi, để đó ba sẽ lo”, hoặc “đó, con nghịch dữ quá, hỏng thì vứt vào thùng rác đi”… Bạn có nghĩ nó sẽ tốt cho tư duy của trẻ không? Tại sao chúng ta không thử với những câu hỏi: “Theo con, chúng ta nên làm gì với chúng?”… Điều này khuyến khích trẻ học hỏi và suy nghĩ tìm ra giải pháp.

  1. Rèn luyện trí tưởng tượng “đạo diễn” cho trẻ.

Nếu cha mẹ cùng con đọc sách hoặc xem phim, hãy tạm dừng chương trình ở những khoảnh khắc quan trọng và hỏi trẻ “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tại sao?” Điều này khuyến khích trẻ phát triển khả năng suy luận và đưa ra lập luận. Thậm chí bạn có thể thực hiện việc này ngày trong những bữa tiệc của gia đình, bạn có thể khuyến khích trẻ suy nghĩ sâu sắc chỉ bằng cách hỏi những câu hỏi như “Con nghĩ bữa tiệc này có vẻ là một ý tưởng hay không? Tại sao?”

  1. Rèn cho trẻ tư duy từ chính câu hỏi của trẻ.

Thực tế các bạn không cần một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và nhiều thời gian để rèn luyện cho những đứa trẻ của mình. Việc rèn luyện khả năng suy nghĩ cho trẻ cực kì đơn giản và có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Việc phát triển tư duy phê phán ở trẻ có thể bắt đầu từ những câu hỏi của chúng. Khi con gái tôi lần đầu tiên biết được xe cứu thương là gì, cháu nhìn thấy một chiếc xe cảnh sát và hét lên “Xe cứu thương, ai đó bị thương!” Tôi có thể nói, “Không, đó là xe cảnh sát chứ không phải xe cấp cứu.”

Câu trả lời này rất dễ, nhưng nó chỉ mang thông điệp giải thích. Các bạn có thể nhẹ nhàng hỗ trợ cho trẻ phân tích để tránh ảnh hưởng đến việc hiểu lầm về điều này với những câu hỏi như “Tại sao con nghĩ đây là xe cứu thương?” “Làm thế nào đây giống như xe cứu thương?” “Con thấy nó có khác biệt gì với xe cứu thương con đã thấy?”

  1. Khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo qua việc đọc sách.

Cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy là thường xuyên tham gia vào các hoạt động thúc đẩy tư duy sáng tạo của chúng. Hãy tạo cho trẻ thói quen đọc sách từ nhỏ, bắt đầu dựa trên các hình…Cùng với việc đứa trẻ của bạn lớn lên, bạn có thể tăng độ khó, cũng là tạo hứng thú cho con với những trò chơi từ các ô chữ, như việc ghép thêm từ thiếu vào ô trống. Hãy sử dụng từ câu chuyện đơn giản “Có một cô bé tên là… Cô bé ấy có người bạn tên là…” Cho đến những câu chuyện phức tạp hơn.

Những việc tưởng chừng vô ích này sẽ giúp đứa trẻ của bạn tạo ra những kết nối với khả năng tư duy ngay từ bé. Mặc dù đây là những cách được liệt kê cho trẻ 1-3 tuổi, nhưng bạn có thể sử dụng chúng cho học sinh ở mọi lứa tuổi.

 

 

What are organ system?

16 Tháng Tư, 2018

The human body is organize to do many jobs at the same time. The smallest part of the body is the cell, such as blood cells. Similar cells working together to do a job make up a tissue. Different tissues working at the same job make up an organ. Organs working together at certain jobs form an organ system. Organ systems work together to carry out all your life activities.

Cơ thể con người được tổ chức để làm nhiều công việc cùng một lúc. Phần nhỏ nhất của cơ thể là tế bào, ví dụ như các tế bào máu. Các tế bào tương tự làm cùng một việc để tạo thành một mô. Các mô khác nhau làm cùng một công việc tạo thành một cơ quan. Các cơ quan cùng nhau làm một số việc nhất định tạo thành hệ thống cơ quan. Hệ thống các cơ quan làm việc cùng nhau để thực hiện tất cả các họat động đời sống của bạn.

There are some organ systems in human body:

  1. Skeletal: made of 206 bones, which support and protect the body and give it shape.

Hệ vận động:  được tạo thành từ  206 xương, có chức năng nâng đỡ,  bảo vệ cơ thể và tạo hình dạng.

  1. Muscular: made of muscles, which move the skeleton and make up some organs.

Cơ bắp: được tạo từ các cơ, có chức năng di chuyển bộ xương và tạo thành một số cơ quan.

  1. Respiratory: bring oxygen to lungs and then to the body cells and gets rid of carbon dioxide.

Hệ hô hấp: mang oxi đến phổi và các tế bào cơ đồng thời loại bỏ khí cacbon đioxit.

  1. Circulatory: uses the heart, blood, and blood vessels to move materials to and from cells.

Hệ tuần hoàn: sử dụng tim, máu và các mạch máu để di chuyển các chất đến và đi từ tế bào.

  1. Nervous: sends messages throughout the body by way of the brain, spinal cord, and nerves.

Hệ thần kinh: gửi tin đến tất cả các cơ quan thông qua não bộ, tủy sống và dây thần kinh.

  1. Digestive: uses the mouth, stomach, and small intestines to turn food into nutrients that the cells of the body can use.

Hệ tiêu hóa: sử dụng miệng, dạ dày và ruột non để biến thức ăn thành chất dinh dưỡng mà các tết bào cơ thể có thể sử dụng được.

 

Thổi bóng bay không cần dùng hơi!

7 Tháng Tư, 2018

Chỉ với những dụng cụ rất đơn giản và có sẵn trong nhà như giấm ăn, bột soda baking…chúng ta hãy cùng thực hiện 1 thí nghiệm rất thú vị: Thổi bóng mà không cần dùng hơi.

Để tham gia trò chơi thú vị này, bạn cần:

– Vài cái bóng bay.

– Chai rỗng có dung tích 1 – 1,5 lít.

– Một muỗng cà phê.

– Một cái phễu.

– Baking soda.

– Giấm.

Cách tiến hành:

Đổ giấm vào 1/3 chai rỗng.

Dùng phễu cho 2 – 3 muỗng baking soda vào bong bóng.

Tiếp theo, bọc bong bóng vào miệng bình sao cho kín miệng chai, tất nhiên là phải để phần chứa baking soda nằm ở ngoài.

Khi bạn dốc bong bóng lên để bột đổ xuống chai thì ngay lập tức bong bóng sẽ căng phồng lên một cách kỳ diệu.

Thật kỳ diệu phải không các bạn, baking soda tác dụng với giấm tạo ra CO2 và chính khí này đã thay chúng ta “thổi” bong bóng. Thí nghiệm này cũng đặc biệt an toàn . Ở độ tuổi này các bé rất ưa thích tìm tòi và khám phá những điều mới lạ, những thí nghiệm khoa học chắc chắn sẽ đem lại những trải nghiệm siêu thú vị cho các bé.

Lốc xoáy mini !

26 Tháng Ba, 2018

Đơn giản mà dễ thực hiện mà hiện tượng còn siêu đẹp siêu độc đáo đó chính là thí nghiệm “Lốc xoáy mini”.

Chuẩn bị:

  • Lọ thủy tinh có nắp đậy.
  • Nước.
  • Kim tuyến.
  • Nước rửa chén.

Cách tiến hành:

  1. Đổ nước đầy 3/4 lọ thủy tinh.
  2. Cho vào vài giọt nước rửa chén.
  3. Rắc vào một chút kim tuyến (để cho lốc xoáy của bạn dễ nhìn hơn)
  4. Đậy chặt nắp.
  5. Dốc ngược lọ thủy tinh rồi cầm cổ chai xoay tròn vài giây, dừng lại và xem lốc xoáy hình thành trong lọ nước. Bạn có thể phải thử làm vài lần mới thành công được.

Chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?

Quay lọ nước vòng tròn tạo ra một cột xoáy nước giống như cơn lốc xoáy mini vậy. Nước quay nhanh xung quanh trung tâm do lực hướng tâm (lực kéo đối tượng hoặc chất lỏng như nước hướng về trung tâm vòng tròn). Cột nước xoáy trong tự nhiên bao gồm lốc xoáy, bão nhiệt đới và vòi rồng (một cơn lốc xoáy hình thành ngay trên mặt nước)