Quy tắc 3 phút mà bố mẹ nào cũng cần biết.

1 Tháng Tám, 2018

Quy tắc này nói rằng bạn hãy tưởng tượng việc gặp con cái mỗi ngày giống như bạn đã xa cách chúng trong một thời gian dài (nhưng thực tế có thể bạn và trẻ chỉ không gặp trong vòng 5 phút, ví dụ lúc bạn đang bận rộn ở cửa hàng).

Khi gặp lại trẻ, hãy dành ra 3 phút để ôm, hôn và hỏi chúng những gì đã xảy ra trong khi bạn đi vắng, điều này khiến trẻ có cảm giác được đối xử công bằng, được quan tâm. Chú ý, việc tuân thủ quy tắc này nhất là khi bạn đón trẻ từ trường học, từ nhà mẫu giáo, hoặc từ nơi làm việc về nhà.

Tại sao điều này là cần thiết?

Theo các nhà tâm lý học, những giây phút đầu tiên khi trẻ nhìn thấy bạn, trẻ có xu hướng kể hết mọi chuyện cho bố mẹ nghe. Nếu bố mẹ không biết mà bỏ qua quy tắc này, trẻ sẽ không bao giờ kể cho bố mẹ về những chuyện xảy ra ở trường nữa. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều thứ quan trọng.

Một số đứa trẻ khác thì ngược lại, chúng nói luyên thuyên suốt buổi, chuyện gì cũng đều kể say sưa. Bố mẹ của những đứa trẻ này thường sẽ không chú ý những gì trẻ nói, bởi vì họ còn quan tâm đến nhiều thứ khác và cho rằng trẻ thật ồn ào, phiền phức.

Lời khuyên bổ sung

 

Điều quan trọng cần lưu ý nguyên tắc 3 phút này chính là bạn không nên chỉ dành ra đúng 3 phút mỗi ngày với con của mình. Quy tắc này chỉ phù hợp khi bạn gặp trẻ sau một khoảng thời gian, điều này đảm bảo bạn có thể trẻ có thể kể với bạn mọi thứ đã xảy ra.

Ngoài ra, để có thể hiểu được con cái đầy đủ hơn, bạn có thể làm theo các lời khuyên sau từ các nhà tâm lý học.

-Mỗi ngày dành ra một khoảng thời gian để làm những việc mà trẻ thích và quan tâm.

-Biểu hiện thái độ cho thấy bạn đang quan tâm những gì trẻ nói. Ví dụ có thể lặp lại thông tin đã nghe từ trẻ để đảm bảo mọi thứ bạn hiểu là chính xác.

-Không thể hiện sự quan tâm giả tạo.

-Sau một thời gian có thể nhắc lại câu chuyện trẻ đã từng kể, để trẻ cảm thấy rằng bố mẹ thật sự quan tâm đến trẻ.

-Tránh những cuộc tranh luận vô bổ, làm mất thời gian. Chỉ cần nói với trẻ rằng : “Ok, bố/mẹ hiểu là con có cách nghĩ riêng của mình, bố mẹ tôn trọng con”.

 

What is an electromagnet?

1 Tháng Tám, 2018

When an electric current flows through a wire, it sets up a magnetic field around the wire. The field is stronger if you wind the wire into a coil. Just add one more item, an iron rod (or nail), and you can make an electromagnet. An electromagnet is a magnet made when an electric current flows through a coil of wire wrapped around an iron rod. When current flows, the iron rod acts like a magnet. Its two ends become north and south poles.

How are electromagnets used?

Electromagnets are often more useful than permanent magnets because:

  • you can turn them on and off by switching the current on and off
  • you can make them stronger by increasing the current and/or the coils of wire.

Electromagnets are used in many things people use everyday, including:

  • doorbells

  • electric guitars.

Biến ngọn lửa thành quả cầu lửa.

31 Tháng Bảy, 2018

Thí nghiệm vật lý giúp ta có thể thu nhận được tri thức mới thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động. Thực hiện những thí nghiệm vui đơn giản sẽ mang đến cho chúng ta muôn vàn kiến thức bổ ích và thật nhiều điều bất ngờ liên quan đến tất cả các hiện tượng trong cuộc sống. Làm thí nghiệm thú vị biến ngọn lửa thành quả cầu lửa? Nghe có vẻ rất chi là phi lý phải không nào? Nhưng chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thực hiện thí nghiệm vui này, biết đâu khi hô biến ngọn lửa thành quả cầu lửa bạn sẽ trở thành một ảo thuật gia đại tài đối với các em nhỏ đấy!

Chuẩn bị dụng cụ

– Một gọn nến – Một cái chai có miệng rộng – Một sợi dây nhỏ có 2 đầu không dãn

Các  bước thực hiện

Bước 1: Lấy một ngọn nến nhỏ cắm vào đáy một chai rộng miệng. Chai được buộc bằng dây nhỏ để có thể treo lên, hoặc cầm trong tay.

Bước 2: Đốt ngọn nến cho cháy, đậy nắp chai lại, dùng tay nhấc bình lên.

Bước 3: Đột ngột hạ tay cầm dây treo bình xuống (tay cầm dây treo thấy nhẹ là chứng tỏ chai rơi tự do).

* Hiện tượng trông thấy :

Thí nghiệm thú vị biến ngọn lửa thành quả cầu lửa

Khi thực hiện xong các thao tác trên, bạn sẽ thấy đốm lửa vốn hướng lên trên, bỗng rất nhanh co lại thành qủa cầu lửa nho nhỏ.

*Giải thích hiện tượng của thí nghiệm thú vị trên : Đốm lửa vốn do sự đối lưu không khí nóng, lạnh mà tạo thành. Trong tình trạng mất trọng lượng (vật thể rơi tự do là ở trạng thái mất trọng lượng), khi đó không khí nóng lạnh không đối lưu, thì đốm lửa tự nhiên sẽ co lại dạng hình cầu như chúng ta quan sát được. Do không được bổ sung oxy, quả cầu lửa ảo thuật rất nhanh bị tắt.

Có nên trả tiền khi con làm việc nhà?

31 Tháng Bảy, 2018

Vì sao không nên trả tiền cho trẻ khi làm việc nhà?

Các chuyên gia giải thích rằng một đứa trẻ còn quá nhỏ để nhận biết được giá trị của đồng tiền nên sẽ không cảm thấy hứng thú và do đó, chúng có thể không thực hiện việc nhà vì phần thưởng kém hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc nhà là trách nhiệm mà bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng phải làm. Dù cha mẹ trả công bằng tiền hay thứ gì khác cũng tạo thói quen xấu, khiến trẻ chỉ làm việc khi có được phần thưởng chứ không làm vì trách nhiệm

.Tác giả cuốn sách “Money-Smart Kids” cho rằng các bậc phụ huynh có thể cho con chút tiền tiêu vặt hằng tháng và theo dõi cách quản lý tài chính của trẻ. Và việc cho tiền tiêu vặt nên tách biệt với làm việc nhà. Nhiều phụ huynh muốn thúc đẩy con chăm chỉ lau sàn, rửa bát… bằng cách treo thưởng tiền tiêu vặt nhưng nó lại là “con dao hai lưỡi”, khiến bé chỉ chăm chăm quan tâm đến tiền mà không học được về trách nhiệm dọn dẹp nhà cửa.

Cha mẹ hãy dạy con biết tự giác làm các việc nhà phù hợp theo từng độ tuổi và tạo động lực cho bé bằng những lời khen ngợi. Còn về việc trả công, tuyệt đối các bậc phụ huynh không nên làm khi con còn quá bé.

Chọn thời điểm thích hợp để trả công khi con làm việc nhà

 

Cha mẹ không nên trả tiền làm việc nhà khi trẻ còn quá nhỏ, nhưng khi con đã ý thức được về giá trị của đồng tiền, bạn có thể trả công phù hợp cho con. Trong một cuộc khảo sát, có 20% cha mẹ bắt đầu trả công cho con khi làm việc nhà lúc chúng 6 tuổi, và con số phần trăm này tăng dần đối với trẻ em 7 tuổi trở lên.

Cha mẹ có thể trả công một số việc làm mà chính phụ huynh cũng phải mất tiền để thuê người ngoài thực hiện như cắt cỏ vườn, dọn dẹp nhà kho, chăm sóc vườn cây…

Việc đưa tiền thưởng cho con có thể thực hiện theo hằng tuần, hằng tháng, tùy vào công việc cũng như cách xử lý của phụ huynh.

Bạn có thể trả công cho con bằng tiền mặt hoặc tiền xu khi trẻ ở độ tuổi tiểu học vì lúc này các con số và hình dạng đồng tiền sẽ kích thích thị giác cũng như sự phát triển của trẻ. Khi con càng lớn và bước vào độ tuổi vị thành niên chẳng hạn, cha mẹ có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau như thông qua tài khoản ngân hàng để kiểm soát cách chi tiêu tài chính của con.

 

How do magnets attract?

30 Tháng Bảy, 2018

Magnets attract some metal objects, like metal paper clips. How do magnets attract metals? When you bring a magnet near some metal objects, the metal objects actually become magnets. Here’s how:

  1. Magnets are made of metals. Metals are made of tiny particles. These particles are like tiny magnets. Inside a magnet, these tiny magnetic particles are all lined up. All the north poles face one direction. All the south poles face the other.

 

  1. Magnets attract certain metals, such as iron, nickel, and cobalt. If a metal is not a magnet, the metal still has tiny magnetic particles inside. However, they are not lined up. North poles and south poles are facing many different directions.

  1. Bring a bar magnet or any other permanent magnet near a piece of iron, nickel, or cobalt. The tiny magnetic particles turn around and line up. The metal becomes a temporary magnet. This temporary magnet attracts the bar magnet.
  2. Take the permanent magnet away from the piece of metal. Usually, the tiny particles move around and face many directions again.

 

Ice fishing-Câu cá băng

25 Tháng Bảy, 2018

Các bạn có biết tại sao khi trời đông có tuyết, người ta thường rắc muối trên đường đi không. Hãy cùng thực hiện thí nghiệm này và suy nghĩ câu trả lời nhé các bạn nhỏ

1. Nguyên liệu:
– 1 bát muối
– 1 bát nước.
– 1 bát đá.
– 1 sợi chỉ hoặc dây dù.

2. Thực hiện

Bước 1: Cho một vài cục đá vào bát nước, đặt sợi dây lên một cục đá trong bát nước.

Bước 2: Rắc một chút muối lên trên sợi dây và đợi khoảng 30 giây.

Bước 3: Cầm sợi dây và nhấc lên, bạn đã câu được một “chú cá băng” rồi này.

3. Giải thích:

– Khi rắc muối lên đá, đá sẽ tan chảy nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ khi đó rất lạnh khiến cho nước trên sợi chỉ ướt đóng băng trở lại và dính chặt vào viên đá khiến bạn có thể “câu” viên đá dễ dàng. Bí quyết ở đây chính là phải đảm bảo sợi dây của mình được thấm ướt nhé! – Thí nghiệm này cũng giải thích vì sao người ta rắc muối lên tuyết ở trên đường, vì muối làm tuyết tan nhanh hơn và giữ cho đường không bị đóng băng, tránh trơn trượt khi di chuyển.

 

Quick sand- Cát lún

25 Tháng Bảy, 2018

Bạn đã bao giờ đi được trên chất lỏng chưa? Hay bạn đã bao giờ thử chìm vào cát lún chưa? Thí nghiệm này sẽ cho chúng ta trải nghiệm “chìm” “nổi” nhé!

1. Nguyên liệu:

– 2 cốc nước.

– 1 hộp bột ngô.

– Một cái bát lớn .

– Màu thực phẩm.

2. Thực hiện

Bước 1: Đổ hết hộp bột ngô vào trong bát và cho một vài giọt phẩm màu.

Bước 2: Đổ 2 cốc nước vào bát có bột ngô.

Bước 3: Dùng tay trộn đều hỗn hợp trong bát khoảng 5 phút.

Bước 4: Dùng tay nặn mạnh hỗn hợp trong bát thành hình và thả lỏng tay quan sát điều kì diệu xảy ra.

Bạn có thể làm với một lượng lớn hỗn hợp trong một cái chậu to và thử dẫm mạnh rồi đi trên chất lỏng nhé!

Hành trang cho bé bước vào năm học mới

25 Tháng Bảy, 2018

Năm học mới sắp bắt đầu. Việc chuẩn bị những hành trang cho trẻ là rất quan trọng. Phụ huynh nên lưu ý những điều sau:

1. Tập cho con ghi nhớ số điện thoại và tên của bạn:
Trong thời đại dữ liệu được lưu trữ trên điện thoại và máy tính, ngay cả người lớn cũng khó có thể nhớ được thông tin cơ bản trong các trường hợp khẩn cấp. Các thông tin về tên tuổi, số điện thoại của bố mẹ là những thứ trẻ bắt buộc phải nhớ.

2. Điền vào giấy ghi thông tin liên lạc:
Giấy ghi thông tin liên lạc đều được phát trước năm học hoặc vào ngày đầu tiên các con đến trường. Hãy điền đầy đủ thông tin bao gồm số điện thoại di động và địa chỉ email của bạn để nhà trường có thể liên lạc với bạn trong những trường hợp khẩn cấp.

3. Tham dự họp phụ huynh đầu năm:
Đây là cơ hội tốt để gặp gỡ các giáo viên trong trường. Tuy nhiên, đây không phải là thời điểm để bàn luận với giáo viên về sở thích hoặc nhu cầu đặc biệt của con bạn.

4. Thiết lập thói quen cho trẻ:
Một vài tuần trước khi bắt đầu đến trường, hãy thiết lập thời gian đi ngủ, thức dậy và mặc quần áo cho trẻ. Thiết lập thời gian biểu trước sẽ giúp trẻ đỡ bỡ ngỡ và mệt mỏi trong ngày đầu tiên tới lớp.
Cho trẻ ngủ đúng giờ để trẻ co một sức khỏe tốt nhất cho buổi học đầu tiên

5. Tập cho con đi đến trường:
Hãy chắc chắn rằng con bạn đã quen thuộc với đường đến trường và về nhà. Nếu con bạn đi học bằng xe buýt, hãy dạy con đi bộ đến điểm bắt xe và đi bộ từ điểm dừng xe về đến nhà. Hãy căn dặn những gì con phải làm khi gặp sự cố. Bạn nên thống nhất địa điểm các con của bạn có thể gặp nhau sau giờ học. Và nếu trẻ được đưa đến trường quá sớm, hãy chỉ cho trẻ nơi có thể đứng đợi trước khi mở cổng trường.

6. Có thời gian biểu sau giờ học:
Bạn nên quy định trước với con về thời gian làm bài tập về nhà hoặc ôn bài mỗi ngày. Thói quen được lặp đi lặp lại sẽ giúp tiết kiệm thời gian. Hãy đảm bảo rằng với con việc học tập ở trường luôn được ưu tiên hơn các trò chơi video, truyền hình, chơi với bạn bè…

7. Lập kế hoạch trong những ngày con bị ốm:
Khi cha mẹ đều đi làm, việc chăm sóc một đứa trẻ bị ốm và không thể đi học là rất khó khăn. Lời khuyên: “Trước khi năm học mới bắt đầu, hãy nhờ một người giữ trẻ đáng tin cậy hoặc những người thân để có thể giúp đỡ bạn khi trẻ bị ốm. Bạn cũng nên tìm hiểu các quy định về ngày nghỉ của nhà trường”.

8. Trò chuyện với giáo viên của con:
Nếu con bạn có nhu cầu hoặc vấn đề đặc biệt như bị dị ứng, hãy nói chuyện với giáo viên của con. Bạn có thể gửi email hoặc hẹn gặp giáo viên ngoài giờ học.

9. Kết hợp với nhà trường để nuôi dạy con cho tốt:
Nếu bạn cảm thấy con cần được giúp đỡ, hãy liên hệ với giáo viên và nhà trường. Các giáo viên giàu kinh nghiệm có thể hiểu và giúp đỡ con bạn. Hãy cởi mở và kết hợp với nhà trường để đáp ứng thật tốt những gì mà con trẻ cần.

10. Bạn cũng là một giáo viên của con:
Trẻ em ở độ tuổi đi học dành 70% thời gian ở bên ngoài lớp học. Một giáo viên bình thường có khoảng 180 ngày để tương tác với một đứa trẻ mà thời gian đó lại được chia đều cho 20 đến 30 đứa trẻ khác. Vì vậy cha mẹ vẫn là người giáo viên chính dạy cho con cả về học tập và nhiều điều trong cuộc sống.

Nguồn: Tổng hợp

What is a magnet?

21 Tháng Bảy, 2018

You may have used magnets to pull (or attract) things made of metal, like steel paper clips. A magnet is any object that attracts certain metal objects. A magnet also can attract or can push away (repel) another magnet.

Refrigerator Magnets

Refrigerator magnets are made up of very tiny strips of magnets placed next to each other. The way they are arranged causes the ability to attract to be very strong on one side of the magnet. That is why one side of the magnet attracts (or sticks to) the metal in a refrigerator.

Magnetic Poles

Hold two bar magnets by strings. Point the ends toward each other. The ends will push or pull each other. The ends of a bar magnet are its poles. A pole is the part of a magnet where the ability to push or pull is the strongest. Magnets have two poles—north (N) and south (S). When the poles are brought together:

The ability to attract or repel depends on how far apart two magnets are. The farther apart two magnets are, the weaker their ability to attract or repel each other becomes. Far enough apart, the magnets do not attract or repel at all.