Giặt sạch giày trắng

28 Tháng Chín, 2018
  1.  Nguyên liệu:      
  • Giày trắng bị ố vàng
  • Baking sođa
  • Nước oxy già
  • Bàn chải đánh răng cũ
  •                                                                                2.  Thực hiện
  • Bước 1: Pha hỗn hợp bột baking soda,1/2 thìa nước,1/2 thìa oxi già.Bước 2: Dùng bàn chải đánh răng cọ hỗn hợp lên giày trong 5 phút.

    Bước 3: Phơi giày dưới ảnh nắng trong 3 đến 4 giờ hoặc cho đến khi hỗn hợp bột khô lại và rơi ra.

    Bước 4: Vỗ hai chiếc giày vào nhau để hỗn hợp bột rơi hết. Những chiếc giày sẽ trở nên trắng sáng !

  •  

  •                                                  3. Giải thích:
    Baking soda và oxi già từ lâu đã được sử dụng trong việc giặt rửa và tẩy trắng. Chúng là những nguyên liệu có sẵn trong gia đình không chứa các chất hoá học độc hại nhưng lại rất hiệu quả.

     

     

3 cử chỉ của người mẹ giúp trẻ vẫn cảm nhận tình yêu dù phải xa bố mẹ cả ngày ở trường.

16 Tháng Chín, 2018

Nắm được cách ứng xử khéo léo trong những trường hợp sau, dù bố mẹ có đi làm cả ngày trời, trẻ nhỏ vẫn luôn cảm thấy tình yêu của bố mẹ dành cho mình.

Trẻ nhỏ thường rất muốn bố mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh mình. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em thường phải trải qua mức độ rất căng thẳng ở trường học, nơi trẻ phải xa cách bố mẹ cả ngày. Sự xa cách này đã ảnh hưởng đến phát triển não bộ của trẻ một cách rất tiêu cực.

Trong cuốn sách “Rest, Play, Grow”, nhà tâm lý học Deborah MacNamara đã nói về tầm quan trọng của việc gắn bó giữa cha mẹ, người thân với một đứa trẻ. Điều này là cực kỳ cần thiết để định hình tính cách của một đứa trẻ. Bố mẹ hoàn toàn có thể cải thiện tình hình trong một số tình huống sau đây.

1.Thu hút sự chú ý của trẻ

Thay vì đi làm về rồi cắm mặt vào chiếc điện thoại, mặc kệ con cái đang chơi một mình, bố mẹ có thể chơi đùa cùng với trẻ một lúc. Việc dùng ánh mắt để giao tiếp, hỏi han, nói chuyện về một ngày ở trường như thế nào, hoặc có thể tham gia vào các trò chơi cùng với trẻ có tác dụng rất tốt cho tâm lý

Theo thời gian, trẻ sẽ cảm nhận được mối quan hệ gần gũi, ấm áp hơn, trẻ cảm thấy tin tưởng bố mẹ và chia sẻ những điều mình đã trải qua ở trường học. Trẻ sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc rất nhiều nếu được bố mẹ quan tâm theo cách này.

  1. Xây dựng vòng kết nối giao tiếp với trẻ

Bố mẹ không thể dành 100% thời gian dành cho trẻ. Do đó, việc giới thiệu trẻ với những người bạn của bố mẹ chính là cách xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy. Trẻ em thường có bản năng nhút nhát tự nhiên với người lạ, đôi khi chúng sẽ không thích bố mẹ dẫn mình đến giới thiệu với những người lạ khác. Thế nên, việc giới thiệu một cách thân thiện và ấm áp, sẽ giúp trẻ cởi mở hơn, giúp trẻ dễ dàng kết bạn với nhiều bạn mới ở trường học.

Khi bố mẹ giới thiệu trẻ với cô giáo ở trường, hãy nói chuyện với trẻ để trẻ hiểu rằng người này rất đáng tin, phải duy trì cảm giác tin cậy và giao tiếp giữa người lớn với nhau. Trẻ em có xu hướng bắt chước thái độ của bố mẹ đối với người lớn khác.

  1. Cố gắng “bắc cầu”

Trẻ thường rất khó khăn khi phải chia tay bố mẹ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Nếu phải chia cách trẻ và giao phó trẻ cho người khác, hãy cố gắng “bắc cầu” để thu hẹp khoảng cách giữa trẻ với bố hoặc với người khác. Đó có thể là hình ảnh, cuộc gọi video, món đồ chơi với mùi hương của mẹ, hoặc bất kỳ điều gì có khả năng liên kết giữa trẻ và bố mẹ.

 

Cùng tìm hiểu về giao thoa sóng qua thí nghiệm sau đây,

16 Tháng Chín, 2018

Làm thí nghiệm giao thoa sóng để hiểu rõ hơn về hiện tượng này

Cơ sở lý thuyết về hiện tượng giao thoa sóng

Trong thực tế thường có trường hợp nhiều sóng phát ra từ nhiều nguồn khác nhau và cùng truyền tới một điểm. Trường hợp như vậy có thể gây ra một hiện tượng đặc thù của sóng, gọi là hiện tượng giao thoa.

Cùng làm thí nghiệm giao thoa sóng để hiểu rõ hơn về thí nghiệm này. Ta sẽ xét hiện tượng giao thoa của sóng mặt nước bằng thí nghiệm như sau:

Gắn hai hòn bi sắt vào hai đầu một thanh nhựa cứng, rồi gắn điểm giữa thanh nhựa này vào một đầu của một thanh kim loại mỏng và đàn hồi tốt, sao cho khi đầu thanh kim loại dao động thì thanh nhựa dao động làm cho hai hòn bi cùng dao động giống hệt nhau. Đặt thanh kim loại ngang với mặt nước sao cho hai hòn bi chạm vào mặt nước. Ta gảy nhẹ vào thanh kim loại để cho nó dao động điều hòa, khi đó hai hòn bi tạo ra trên mặt nước hai hệ sóng lan truyền theo những hình tròn đồng tâm. Hai hệ thống đường tròn mở rộng dần và đan vào nhau trên mặt nước.

Khi hình ảnh sóng đã ổn định, chúng ta phân biệt được trên mặt nước một nhóm những đường cong tại đó biên độ dao động là cực đại và xen kẽ giữa chúng là một nhóm những đường cong khác tại đó mặt nước không dao động. Những đường cong này đứng yên tại chỗ, mà không truyền đi trên mặt nước.  Thí nghiệm giao thoa sóng này được giải thích bằng lý thuyết về giao thoa.

 

Đố bạn đâm kim vào quả bóng mà không nổ.

16 Tháng Chín, 2018

Bóng nổ ngay lập tức khi bị vật nhọn đâm vào, tuy nhiên tính chất của quả bóng sẽ khiến bạn ngạc nhiên nếu đâm cùng lúc nhiều vật nhọn với áp lực trải đều.

Bạn cần một quả bóng bay, nhiều đinh ghim và một mặt phẳng.

Thực hiện : Khi bóng chạm vào một đinh ghim, nó sẽ nổ ngay lập tức. Tuy nhiên, hãy thử dùng rất nhiều đinh ghim. Đổ hết đinh ghim ra mặt phẳng, để đầu nhọn của tất cả ghim hướng lên trên. Hãy nhớ dàn đều đinh ghim thành nhóm sát nhau. Trẻ có thể nhờ người lớn thực hiện việc này. Sau đó, cầm quả bóng bay dí sát vào đống ghim. Ngay cả khi bạn đè hơi mạnh, quả bóng không hề vỡ.

Giải thích: Lý do vô cùng đơn giản. Khi bạn để quả bóng tiếp xúc với chỉ một đinh ghim, một vật nhọn sẽ tạo ra nhiều áp lực trên một điểm của quả bóng, đâm qua vỏ cao su và khiến nó nổ tung. Tuy nhiên, nhiều đinh ghim sẽ tạo áp lực lên nhiều điểm, do đó mỗi điểm trên quả bóng sẽ không phải chịu nhiều áp lực, khiến quả bóng rất khó nổ.

 

Money doesn’t grow on trees.

16 Tháng Chín, 2018

Trẻ sẽ khó thành công nếu không được dạy 11 bài học về tiền bạc sau đây

Càng dạy con cái về chuyện tiền bạc càng sớm, đặc biệt là dưới 10 tuổi, trẻ sẽ dễ tiếp thu và thay đổi. Như vậy khi lớn lên trẻ sẽ biết cách quản lý tài chính, biết cách chi tiêu và kiếm tiền giỏi.

 

1.Hiểu đúng về tiền bạc

Sau khi người mẹ nói với đứa con của mình rằng tiền xuất phát từ ngân hàng. Hôm sau, cậu bé nói với mẹ rằng hãy đến ngân hàng và họ sẽ đưa tiền cho mẹ để mua đồ chơi. Một trong những bước đầu tiên dạy con về tiền bạc là phải để trẻ hiểu đúng về nguồn gốc của tiền, có như thế chúng mới có thể làm chủ được tiền của mình.

2.Tiền không mọc từ trên cây

Khi trẻ con nhìn thấy tiền được rút ra từ cây ATM, chúng sẽ nghĩ rằng cứ cho thẻ vào là sẽ có tiền chạy ra. Lúc này bố mẹ nên giải thích để trẻ hiểu là phải làm việc thật chăm chỉ để kiếm tiền và ngân hàng chỉ là một nơi an toàn để giữ tiền mà thôi.

  1. Quản lý chi tiêu

Cách tốt nhất để dạy trẻ cách quản lý chi tiêu là hãy đưa cho chúng một ít tiền. Nếu chúng dùng hết số tiền vào việc mua đồ chơi mà không còn đủ để mua đĩa DVD chúng thích. Đó thật sự là một điều tốt, vì chúng học được bài học trực tiếp từ việc tiêu xài hoang phí.

4.Điều tốt đẹp chỉ đến với những người biết chờ đợi

Dạy trẻ cách trì hoãn những sở thích nhất thời để chấm dứt lối tư duy “mua trước, trả sau”. Điều này có thể làm chúng nợ thẻ tín dụng sau này.

5.Mua sắm thông minh

Trước khi đi mua sắm, hãy lên danh sách những thứ cần mua, cửa hàng cần đến, giá cả…sau đó thử so sánh với giá trên mạng. Trẻ sẽ học được cách lên kế hoạch mua sắm trước khi trở thành một thói quen khó thay đổi.

6.Tiết kiệm thật là ngầu

Nếu trẻ muốn có một con búp bê và chúng không đủ tiền mua. Hãy bảo chúng tiết kiệm cho tới khi đủ tiền rồi dẫn trẻ tự đi mua và tự thanh toán bằng tiền của mình. Trẻ sẽ không bao giờ quên được cảm giác hạnh phúc khi đạt được mục tiêu, tự hào mua đồ mình thích bằng tiền dành dụm.

7.Theo dõi chi tiêu

Biết được số tiền mình đã được sử dụng cho việc gì là một kỹ năng quan trọng trong việc quản lý tiền bạc. Có thể để trẻ sử dụng sổ ghi chú hoặc sử dụng ứng dụng online để theo dõi số tiền đã tiêu.

8.Có một danh sách mong muốn

Đối với trẻ nhỏ, chúng rất khó để biết mình ưu tiên cái gì lên trước. Vì vậy, bố mẹ hãy ngồi cùng và viết ra một danh sách những thứ trẻ muốn với số tiền cụ thể. Sau đó, thảo luận cùng để giúp trẻ sắp xếp lại danh sách.

9.Tận dụng tối đa khoảng tiết kiệm

Bố mẹ nên giới thiệu đến con của mình những phương pháp tiết kiệm. Có thể tìm một máy tính lãi trực tuyến và chỉ cho trẻ biết rằng chỉ với 1$ thì có lãi suất như thế nào một thời gian ngắn.

10.Hãy hoài nghi

Dạy đứa trẻ hãy biết hoài nghi trước chiêu trò của các nhà sản xuất, quảng cáo để tránh khỏi sự hấp dẫn của những sản phẩm trên TV.

11.Chia sẻ

Đã bao giờ những đứa trẻ đã cho đi một phần trong khoảng tiền tiêu vặt mà chúng được nhận hàng tháng cho việc từ thiện? Hãy dạy chúng biết rằng tiền có thể dùng để giúp đỡ người khác thay vì mua những thứ bản thân muốn. Nhắc nhở chúng rằng, không quan trọng giúp tặng bao nhiêu, dù là một chút ít cũng có giá trị

 

14 điều nên dạy trẻ từ 3-4 tuổi

31 Tháng Tám, 2018

Con biết tắm

Độ tuổi này mà con chưa tự tắm được thì hơi kì lạ. Nếu tuổi trước các mẹ chưa cho con tự tắm thì tuổi này bắt buộc phải cho. Cơ thể của con là riêng tư mà con cần phải được trân trọng. Cha mẹ có thể chuẩn bị trước một thau nước lớn, dặn con tự cởi đồ và vào trong thau nước ngồi tắm. Sau khi con đã tắm xong, con cũng cần biết cách tự lau khô người và mặc quần áo sạch vào. Cha mẹ cũng cần dạy con dọn dẹp xô chậu, quần áo bẩn sau khi tắm cho thành thói quen tốt.

Con biết chuẩn bị chỗ ngủ và dọn dẹp giường sau khi thức dậy

Có không ít cha mẹ kêu ca, con cấp 2, 3 rồi vẫn vứt chăn chiếu loạn xạ khi ngủ dậy. Nhưng tại sao các cha mẹ không dạy con một cách bài bản từ khi con còn nhỏ? Các cha mẹ cần phải dạy con lấy chăn, gối chuẩn bị đi ngủ. Những việc khó hơn như mắc màn (nếu cần thiết) thì cha mẹ làm giúp con.

Khi thức dậy, cha mẹ cũng cần dạy con dọn dẹp. Đơn giản nhất là cha mẹ dọn trước một góc tủ để con gấp chăn gối và đem vào góc tủ cất. Cách này làm cho giường nhanh chóng trở nên gọn gàng mà cha mẹ không phải trợ giúp gì cả.

Hãy giúp con biết chuẩn bị chỗ ngủ và dọn dẹp giường sau khi thức dậy. (ảnh minh họa)
Hãy giúp con biết chuẩn bị chỗ ngủ và dọn dẹp giường sau khi thức dậy. (ảnh minh họa)

Con biết dọn bát đũa chuẩn bị bữa cơm

Khi gia đình chuẩn bị ăn cơm, việc dọn dẹp bàn ăn là rất cần thiết. Con hoàn toàn có thể lấy bát, dọn đũa sắp xếp đồ trên bàn được rồi. Những món canh nóng hay thức ăn dễ rơi vỡ thì cha mẹ làm giúp con.

Sau khi ăn cơm xong, cha mẹ lại nhờ con dọn bát bẩn và lau bàn. Việc này thì bọn trẻ làm rất tốt và chúng cũng rất thích làm để tỏ ra là người có ích. Vì thế, cha mẹ nhớ tạo điều kiện cho con thể hiện nhé.

Dọn nhà

Tuổi này các bé nhanh nhẹn lắm rồi. Cầm chổi quét nhà có lẽ chưa sạch nhưng cũng làm bé vô cùng hào hứng. Vì thế, cha mẹ nên tạo điều kiện cho con tập làm.

Lựa chọn đồ để giặt

Các gia đình sử dụng máy giặt đều biết, trước khi giặt đồ bằng máy, việc cần làm là phân loại đồ. Những đồ sáng mầu sẽ giặt cùng nhau và đồ tối mầu giặt cùng nhau. Chưa kể, những đồ đắt tiền, không thể sử dụng máy giặt thì phải để riêng.

Việc này cha mẹ dạy một chút là con làm rất tốt. Cha mẹ nên đổ đống quần áo bẩn ra góc nhà và nhờ con phân loại giúp chứ đừng cho con lại gần máy giặt. Các con chưa biết cách sử dụng và hay nghịch ngợm. Nhiều bé đã chui vào máy giặt chơi, rất nguy hiểm.

Vẽ tranh

Thực tế trẻ không thích tô mầu. Nhưng bôi mầu thì rất thích. Thay vì ép con tô mầu theo ý mình, các cha mẹ nên mua cho con một hộp mầu (bột mầu rẻ tiền, dễ vẽ và dễ tẩy rửa, các cha mẹ có thể chọn bột mầu), một tờ giấy A0 lớn và để con tự sáng tạo.

Nhớ mặc cho con quần áo cũ bởi con có thể bôi be bét ra quần áo. Sau khi con sáng tạo xong, cha mẹ hướng dẫn con thay đồ, dọn dẹp chỗ học vẽ, lau nhà nếu bị bẩn. Bột mầu dễ lau rửa lắm, các cha mẹ cứ yên tâm.

Nghe nhạc

Các con tuổi này nên nghe nhạc thật nhiều, các cha mẹ đừng dừng lại ở các bài hát thiếu nhi, các con có thể nghe được nhạc không lời giải trí nhẹ nhàng. Cho con nghe nhạc và lâu lâu hỏi con xem con thích bài gì cũng sẽ là cách để con tự tạo gu âm nhạc của mình và đồng thời tăng khả năng thẩm âm của bé.

Con sẽ học được rất nhiều từ cát bởi đây là bài học quan trọng (ảnh minh họa)
Con sẽ học được rất nhiều từ cát bởi đây là bài học quan trọng (ảnh minh họa)

Cho con đi xem viện bảo tàng

Tầm này việc học của con nên dừng ở nghe, nhìn, sờ và cảm nhận. Viện bảo tàng có nhiều thứ để con khám phá lắm. Các cha mẹ nên cho con đi nhiều nhé.
Học luật giao thông.

Ở trường lúc này cô giáo đã dạy con. Cha mẹ nên cho con ra ngoài đường đứng nhìn và chỉ xem ai tham gia giao thông đúng luật và ai vi phạm. Sau đó, cùng con về nhà mở sách tìm hiểu xem những người vi phạm luật đó sẽ bị phạt gì nếu cảnh sát bắt được. Đây là cách học luật hay nhất và nhẹ nhàng nhất với cả con lẫn bố mẹ.

Tập thể thao

Lúc này cơ thể bé phát triển khá rồi, đã đến lúc con chơi thể thao. Cha mẹ cho con tập một số môn thể thao để con tự chọn ra món con thích nhé. Khi tập, cha mẹ nhớ đảm bảo an toàn cho con bằng các thiết bị bảo vệ như mũ bảo hiểm, găng tay bảo hiểm nếu trượt patin.

Học cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm

Cha mẹ nên chuẩn bị trước một số tình huống và cùng con thảo luận phương án thoát hiểm. Cách học này sẽ giúp con rất nhiều nếu không may con rơi vào tình huống giống vậy. Vì thế, cha mẹ cần dạy con nhiều hơn nữa.

Chơi xếp hình

Những đồ chơi xếp hình sẽ giúp con rất nhiều trong việc nâng cao năng lực tư duy, khả năng kiên nhẫn và giữ bình tĩnh. Cha mẹ mua cho con những hình khối vừa độ tuổi và để con học sáng tạo.

Sáng tạo từ những đồ bỏ đi đơn giản

Cha mẹ hãy cho con những hộp, thùng carton to, rồi cho con tự chơi. Con sẽ có nhiều sáng tạo lắm đấy.

Chơi cát

Đừng quên bài học này nha các mẹ. Con sẽ học được rất nhiều từ cát. Đây là bài học vô cùng quan trọng nên các bé cần được chơi ít nhất là 1 giờ trong ngày từ lúc tròn 1 tuổi đến khi 7 tuổi. Cha mẹ nhớ tạo điều kiện cho con học.

TS Vũ Thu Hương

Bong bóng cầu vồng.

26 Tháng Tám, 2018

 

Thổi bong bóng xà phòng là trò chơi yêu thích của trẻ. Bố mẹ cũng có thể tham gia, tạo bong bóng khổng lồ cho con và giải thích về sức căng bề mặt của chất lỏng.

Nếu trời hơi âm u, ngồi cả ngày trong nhà và đợi đến khi nắng lên không phải là ý tưởng tốt. Thực tế, nhiệt độ thấp với độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để tạo bong bóng xà phòng khó vỡ hơn bình thường.

Để làm này các bạn cần 6 bát nước cất, 1/2 bát nước rửa chén, 1/2 bát bột bắp, 1/2 muỗng canh bột nở, 1 muỗng canh glycerine và một khoảng sân lớn.

Thực hiện: Hòa tan bột bắp trong nước, sau đó cho các thành phần khác vào. Khuấy hỗn hợp để tan đều nhưng cố gắng làm từ từ để không tạo bọt. Để hỗn hợp nghỉ trong khoảng một giờ.

Trong thời gian đợi, hãy tạo một khung để thổi bong bóng bằng bất kỳ vật liệu nào. Có thể sử dụng hai que dài và một đoạn dây cột thành hình tam giác như trong video để dễ dàng nhúng vào hỗn hợp và tạo bong bóng kích cỡ lớn.

Giải thích: Chúng ta thổi được bong bóng nhờ vào hiệu ứng gọi là sức căng bề mặt của chất lỏng. Tuy nhiên, chỉ mỗi nước không tạo ra được bong bóng ổn định. Xà phòng là chất hoạt động bề mặt, có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của nước. Thêm xà phòng và các nguyên liệu ở trên giúp ổn định trạng thái bong bóng, do đó ta có thể tạo ra những bong bóng khổng lồ và khó vỡ hơn.

Dưới ánh sáng tự nhiên, hiện tượng tán sắc ánh sáng giúp bong bóng óng ánh màu sắc như cầu vồng.

 

Bí quyết nuôi dạy con của mẹ Pháp ai cũng nên học hỏi.

26 Tháng Tám, 2018

 

Trong một nghiên cứu gia đình và xã hội gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các bà mẹ Pháp nuôi con nhàn nhất thế giới. Họ đã cất giấu những bí quyết gì khiến trẻ em trở nên độc lập, tự giác và ngoan ngoãn như vậy? Từ nghiên cứu này đã khám phá ra nhiều khía cạnh về các cách giáo dục trẻ em mà chúng ta nên học tập.

 

Không ăn vặt

Các bà mẹ người Pháp có vẻ tự tin hơn và được nghỉ ngơi tốt hơn so với các bà mẹ trên thế giới. Điều này do họ đã huấn luyện cho các em bé của họ luôn tin rằng “mẹ là người biết rõ nhất”. Trẻ em Pháp có tiếng là ăn uống lành mạnh, luôn thích được thử đồ ăn mới, cũng không hề ghét rau củ như đa phần trẻ em các nước khác. Cha mẹ Pháp không cho trẻ ăn đồ ăn riêng mà họ cho con ăn các loại thức ăn cùng người lớn. Đồng thời họ không cho trẻ em ăn quà vặt, vì vậy vào giờ ăn, chúng ăn hầu như mọi món.

“Tâm sự” với trẻ sơ sinh

Người Pháp tin rằng, trẻ còn nằm trong bụng mẹ hoàn toàn không như người ta thường nghĩ là những sinh linh vô tri vô giác. Ngược lại, các bé là những con người có lý trí, có thể cảm nhận và tương tác với cha mẹ thông qua âm nhạc hoặc những câu nói. Vì vậy, ngay từ lúc trẻ còn nằm trong bụng hoặc sơ sinh, cha mẹ Pháp đã không ngừng chia sẻ với con mọi chuyện.

Đào tạo giấc ngủ

Người Pháp quan niệm, trẻ nhỏ sẽ tự mình ngủ trọn giấc đêm tới sáng nếu bạn để con làm điều đó. Ở cuối mỗi chu kỳ ngủ, trẻ sơ sinh có thể tỉnh giấc và khóc, đó là một phần trong quá trình trẻ học kết nối các chu kỳ để hoàn thiện một giấc ngủ xuyên đêm trọn vẹn. Vì vậy, họ không quá lo âu khi trẻ tỉnh giấc giữa đêm và khóc. Bên cạnh đó, trẻ em Pháp được đào tạo đi ngủ rất sớm, thông thường trước 8 giờ tối. Sau một giấc ngủ say và ngon lành, ngày hôm sau, trẻ rất khỏe mạnh, tươi tỉnh và ít quấy khóc hơn.

Cha mẹ luôn có không gian riêng

 

Mặc dù nuôi con nhỏ, nhưng phụ nữ Pháp luôn biết cách cân bằng để tạo sự thoải mái cho bản thân. Một điều quan trọng là nhờ họ luôn sắp đặt được không gian riêng cho cha mẹ. Trẻ em Pháp được dạy dỗ và hiểu rằng, chúng cần phải học cách độc lập, tự phục vụ. Cha mẹ không phải là người phục vụ và có nghĩa vụ làm tất cả mọi việc cho trẻ, họ chỉ giúp đỡ những khi thật cần thiết.

Gửi trẻ đến nhà trẻ hoặc trường mầm non ngay khi có thể

Pháp là một đất nước có nền kinh tế cao, đồng thời là một trong những nước có chế độ phúc lợi tốt, nhất là dành cho bà mẹ và trẻ em. Các bà mẹ đang nuôi con nhỏ luôn được cung cấp các chính sách hỗ trợ để dễ dàng tìm một công việc bán thời gian, như miễn phí chăm sóc trẻ em, trợ cấp, và chăm sóc sức khỏe miễn phí… Vì vậy, các bà mẹ Pháp rất thoải mái gửi con đến trường mầm non khi quay trở lại làm việc hoặc ngay cả khi người mẹ chỉ ở nhà.

Thiết lập các ranh giới

Các bà mẹ Pháp rất nghiêm túc khi đặt ra các ranh giới đối với trẻ và dạy chúng cách tôn trọng các ranh giới đó.Ví dụ như: tránh xa những thiết bị, dụng cụ gây nguy hiểm; không đi theo người lạ, không ăn đồ người lạ cho; biết xin lỗi và sửa sai khi mắc lỗi; không làm phiền người khác; không vứt rác, khạc nhổ ra đường… Đồng thời, họ cũng dạy trẻ tự biết thiết lập các ranh giới đối với người khác như: không cho bất kỳ ai (trừ bác sĩ khi khám bệnh và có cha mẹ đi cùng) chạm vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể…

 

Làm thế nào để biết trứng sống hay trứng chín.

1 Tháng Tám, 2018

Cách phân biệt được trứng sống hay chín mà không cần đập vỡ.

 

Bạn cần hai quả trứng và một cây bút dạ. Hãy nhờ bố hoặc mẹ luộc một quả trứng và để nguội. Bạn không được biết trước đâu là trứng sống, đâu là trứng chín.

Thực hiện: Đầu tiên, dùng bút dạ đánh số 1 và 2 trên hai vỏ trứng. Nhìn qua, hai quả trứng về cơ bản giống hệt nhau, cùng kích cỡ, cùng hình dáng và màu sắc.

Dùng tay tác động lực vào từng quả trứng để nó quay tại chỗ, chú ý quan sát sự khác biệt. Trong video, quả trứng số 1 ngừng quay khi bạn chạm tay để dừng nó lại. Tuy nhiên, quả trứng số 2 có vẻ như vẫn tiếp tục xoay thêm sau khi bạn muốn nó dừng.

Tiếp theo, dựng đầu nhọn từng quả trứng lên trên và dùng tay quay nó như cách chuyển động của một con quay. Quả trứng số 1 quay khá nhanh. Tuy nhiên, quả thứ hai quay khá khó khăn và gần như ngay lập tức đổ ngang xuống, không di chuyển như bạn mong muốn.

Kết luận: Quả số 1 là trứng chín, quả số 2 là trứng sống. Bạn có thể đập vỡ từng quả để kiểm chứng.

Giải thích: Do quả trứng chín là vật thể rắn, đặc nên trọng tâm của nó giữ nguyên. Trong khi đó, trứng sống có chất lỏng bên trong nên trọng tâm thay đổi liên tục khi di chuyển, khiến nó khó quay hơn.

Khi chạm tay vào quả trứng chín đang quay, nó dừng lại ngay. Đối với quả trứng sống, khối chất lỏng bên trong theo quán tính tiếp tục chuyển động thêm một lúc, do đó ta có thể quan sát thấy sự khác biệt

 

What is an electric motor?

1 Tháng Tám, 2018

 

Just about any electrical device that has moving parts inside uses an electric motor. An electric motor changes electrical energy into motion.

Electric motors operate:

  • air conditioners
  • refrigerators
  • electric toys, such as trains and cars
  • power tools.

A simple electric motor has several parts:

  • a source of power—such as a battery or a plug
  • a permanent magnet
  • a loop of wire that can spin
  • a motor shaft—a rod that can spin and move

Here is how a motor works:

  1. An electric current runs through the wire loop, making a magnetic field around the coil.
  2. The permanent magnet then pushes and pulls on the wire loop, making the loop spin.
  3. The spinning wire loop spins the shaft.
  4. The shaft, in turn, spins a wheel or gear. In larger motors, the loop of wire is a coil of wire. The coil is wound hundreds of times around an iron tube. This makes a very strong electromagnet for moving heavy objects or making things move very fast.