8 THÓI QUEN KHIẾN TRẺ CÀNG NGÀY CÀNG DỐT ĐI, RẤT NHIỀU CHA MẸ MẮC PHẢI

23 Tháng Năm, 2018

Trẻ em đang trong quá trình hoàn thiện về thể chất và tâm lý, nên rất dễ dàng bị ảnh hưởng tiêu cực từ những hành vi, lời nói vô ý của cha mẹ. Thậm chí những hành vi, những lời nói…


Một nhà khoa học đã làm một thí nghiệm như sau:
Ông bỏ một con cá lớn vào trong một cái bể có rất nhiều con cá nhỏ. Khi con cá lớn này đói bụng, nó liền bơi quanh bể để bắt cá nhỏ ăn. Vì vậy, đã không có con cá nhỏ nào thoát khỏi.
Một thời gian sau, nhà khoa học này đã dùng một chiếc bình thủy tinh chụp lên con cá lớn ấy. Sau đó, ông thả nhiều cá con vào trong bể. Mỗi lần nhìn thấy cá con bơi qua bơi lại chiếc bình, con cá lớn lại lao ra đớp nhưng mỗi lần lao ra, nó lại đâm đầu vào thành bình…Dần dần, con cá lớn ấy như hiểu ra và tần suất nó đâm đầu vào bình càng ngày càng ít đi.
Cuối cùng, nó hoàn toàn tuyệt vọng và buông bỏ tất cả sự cố gắng săn mồi.
Kết quả, khi nhà khoa học bỏ chiếc bình chụp ra, vì phải chịu rất nhiều va đập nên con cá lớn này đã chìm xuống đáy và không hề nhúc nhích. Vô luận là có bao nhiêu con cá nhỏ bơi qua bơi lại xung quanh nó, thậm chí bơi ngay trước miệng nhưng nó cũng không há miệng đớp mồi như xưa. Mấy ngày sau, con cá lớn ấy cứ như vậy mà chết.
Có không ít người sau khi đọc xong câu chuyện này liền nói:“Con cá lớn này thật quá ngu ngốc!” Nhưng hãy suy ngẫm một chút, chúng ta sẽ thấy rằng, nó thực sự vốn không ngu ngốc như chúng ta nhận định. Chính là bởi vì sau khi đã chịu vô số lần vấp phải trắc trở, nó bắt đầu hoài nghi khả năng săn mồi của mình. Cuối cùng, nó hoàn toàn tuyệt vọng, tin tưỡng vững chắc rằng mình là một con cá không có khả năng săn mồi. Chính loại cảm giác vô lực này đã là nguyên nhân giết chết nó.
Chuyên gia giáo dục trẻ thơ người Mỹ, Lilian G. Katz cũng phát hiện ra hiện tượng tương tự như vậy cũng có ở trẻ em. Ông gọi chúng là “Thói quen có tính ngu xuẩn”.
Ông nói: “Rất nhiều trẻ em trong quá trình học tập, sẽ bởi vì một nguyên nhân nào đó mà dần dần sản sinh ra một loại suy nghĩ nghi ngờ vềkhả năng học tập, vì vậy mà chúng sẽ đánh mất lòng tự tin. Ở trong mắt của người khác sẽ cảm thấy chúng ngày càng càng dốt.
Trong cuộc sống của chúng ta, cha mẹ vô ý dùng các phương pháp và thói quen xấu này thì cũng giống như chụp một chiếc bình lên đứa trẻ, đẩy trẻ từng bước từng bước đến hoàn cảnh “càng ngày càng dốt”.
1. Truyền dạy kiến thức quá sớm, bỏ qua cảm thụ riêng của trẻ
Một số cha mẹ vì thể diện, vì muốn con hơn người nên truyền dạy con những kiến thức trước tuổi. Thậm chí một số cha mẹ không muốn con “tự mãn” nên thường đặt ra những mục tiêu cao hơn khả năng của chúng. Nhưng một khi trẻ không có năng lực đạt được những mục tiêu, những kiến thức ấy, bị thất bại trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, thất vọng, càng ngày càng tự ti về bản thân.
Nếu một đứa trẻ rất ít khi có được cảm giác chiến thắng thì sẽ khiến chúng dần dần trở thành một đứa trẻ chậm hiểu, luôn lo lắng.
2. Cha mẹ không có thói quen học tập, đọc sách
Có cha mẹ nói, việc cha mẹ thích xem ti vi thì có liên quan gì đến con cái? Nhưng kỳ thực, mọi ngôn hàng cử chỉ và cảnh giới suy nghĩ của cha mẹ sẽ trực tiếp quyết định năng lực của trẻ. Đối với một đứa trẻ thì cha mẹ có tầm ảnh hưởng rất to lớn.
Nếu cha mẹ không thích đọc sách, không thích học tập thì thật khó để bồi dưỡng cho con những thói quen này, trẻ cũng khó có hứng thú với việc học tập giống như cha mẹ.
Thường xuyên suy nghĩ là cách tốt để rèn luyện đại não phát triển. Người thường xuyên để não không hoạt động thì não nhanh bị suy yếu, người thông minh cũng sẽ dần trở thành trì độn
3. Mỗi bữa ăn đều cho trẻ ăn quá no
Nhiều cha mẹ trong bữa ăn luôn miệng khuyến khích con ăn nhiều một chút. Nghiên cứu chứng minh rằng, người thường xuyên ăn quá no thì tế bào não sẽ sớm suy yếu, trí lực giảm sút, càng ngày càng kém linh hoạt, thông minh. Cho nên, ăn quá no chưa hẳn là tốt. Cha mẹ nên cho con ăn no, đủ chất vào bữa sáng là tốt nhất, không ép trẻ ăn thêm khi trẻ đã muốn dừng lại.
4. Cha mẹ thức khuya, trẻ cũng thức khuya
Trẻ thường xuyên thức khuya cùng cha mẹ sẽ khiến giấc ngủ không đủ nên làm giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra các vấn đề như nội tiết mất cân bằng, chuyển hóa chất trong thân thể bị rối loạn, béo phì…cũng xuất hiện.
Theo các nhà tâm lý, việc cha mẹ mải xem ti vi, xem điện thoại, khiến con không có một giấc ngủ đầy đủ là hành vi không có trách nhiệm và thất trách nghiêm trọng.
5. Dùng vũ lực và ngôn từ bạo lực với trẻ
Trẻ thường xuyên bị cha mẹ giải quyết vấn đề bằng vũ lực, ngôn từ bạo lực sẽ trở nên khép kín mình, hướng nội, không muốn tâm sự chia sẻ cùng ai, rối loạn hành vi và ngôn ngữ, các vấn đề về thần kinh cũng xuất hiện.
6. Chỉ bắt học tập, không cho phép trẻ chơi
Có một số cha mẹ “không có tiền đồ” nên đặt mọi niềm hy vọng vào con cái. Mỗi ngày thấy con chăm chỉ học tập thì vui vẻ ra mặt, khi thấy con chơi thì nổi trận lôi đình.
Đây là cách giáo dục sai lầm nghiêm trọng. Việc cha mẹ nên làm không phải là cấm trẻ chơi mà là giúp trẻ thiết lập một thời khóa biểu phù hợp giữa chơi và học. Cha mẹ bắt trẻ học tập quá nhiều, áp lực quá lớn không phải là cách để trẻ thông minh hơn mà thậm chí còn khiến trẻ trì trệ hơn.
7. Cấm trẻ không được khóc
Khi trẻ khóc, cha mẹ khó chịu, phẫn nộ nên sẽ theo bản năng là đe dọa, bắt trẻ ngừng ngay lại, đặc biệt là ở chỗ đông người. Bởi vì cha mẹ cho rằng, khi trẻ không khóc nữa thì phiền toái sẽ qua đi và vấn đề sẽ được giải quyết. Nhưng, khóc cũng là một liệu pháp giúp hồi phục sức khỏe và tinh thần của con người.
8. Nói lời cay độc với trẻ
Nhiều cha mẹ có thể vô tình hoặc cũng có thể cố ý ở trước mặt trẻ và người ngoài nói những câu như: “Con nhà em học dốt lắm”, “Cháu học kém lại lười học lắm”, “Cháu không được thông minh như con nhà chị!”…
Thậm chí có những bậc cha mẹ có con học giỏi, chăm ngoan nhưng vì “khiêm tốn” trước mặt người thân bạn bè cũng thường nói những lời chê bai trẻ như: “Cháu học cũng bình thường”, “Cháu cũng còn lười học lắm”… Kỳ thực, những câu nói này có tác động tiêu cực rất mạnh đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.
Để trẻ có một tâm hồn và thể chất khỏe mạnh trong tương lai, cha mẹ nên khắc chế những thói quen hành vi không tốt của bản thân mình. Ngoài ra, nên bồi dưỡng cho trẻ những thói quen tốt như thói quen tự giác học tập, thói quen sinh hoạt, xây dựng cho trẻ một hoàn cảnh sống tích cực, khỏe mạnh, chính diện, hướng về phía trước. Đây cũng là cách cha mẹ chuẩn bị tốt các điều kiện để trẻ trở thành một người thông minh, trí tuệ. Đó không phải một việc khó khăn, chỉ cần cha mẹ để tâm thì hoàn toàn có thể làm được.

Mẫu đơn đăng ký dự tuyển vào lớp 6 THCS song bằng năm học 2018-2019

20 Tháng Năm, 2018

Mẫu đơn đăng ký dự tuyển vào lớp 6 THCS song bằng năm học 2018-2019

THÔNG TIN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SONG BẰNG TẠI CÁC TRƯỜNG THCS CÔNG LẬP THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM HỌC 2018-2019

BẢNG MÃ SỐ VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH

TT Trường Quậnhuyện Mã trường Chỉ tiêu
1 THCS Chu Văn An Tây Hồ 2401 2 lớp (50 hs)
2 THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam Cầu Giấy 0401 2 lớp (50 hs)
3 THCS Cầu Giấy Cầu Giấy 0402 2 lớp (50 hs)
4 THCS Nghĩa Tân Cầu Giấy 0403 2 lớp (50 hs)
5 THCS Trưng Vương Hoàn Kiếm 1301 2 lớp (50 hs)
6 THCS Ngô Sĩ Liên Hoàn Kiếm 1302 2 lớp (50 hs)
7 THCS Thanh Xuân Thanh Xuân 2801 2 lớp (50 hs)

 

ĐĂNG KÝ NGUYỆN VỌNG

– Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng vào 2 trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên trường nguyện vọng 1 (NV1) và trường nguyện vọng 2 (NV2).

– Học sinh nhận đơn đăng ký nguyện vọng tại cơ sở giáo dục nơi học sinh học lớp 5 tiểu học.

– Thời gian nộp đơn đăng ký nguyện vọng dự tuyển:

+ Học sinh nộp tại cơ sở giáo dục nơi học sinh học lớp 5 tiểu học chậm nhất ngày 31/5/2018; học sinh sử dụng mã trường thống nhất để viết phiếu đăng ký nguyện vọng dự tuyển.

+ Trường tiểu học tập hợp đơn đăng ký nguyện vọng dự tuyển nộp cho phòng GDĐT vào ngày 04/6/2018.

+ Phòng GDĐT tổng hợp, lập danh sách, nộp cho Sở GDĐT vào ngày 06/6/2018.

– Học sinh xem danh sách, số báo danh và tiếp nhận Phiếu báo dự kiểm tra tại trường THCS nơi học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào ngày 15/6/2018.

 

NGÀY KIỂM TRA, BÀI KIỂM TRA

Sáng ngày 20/6/2018: thí sinh làm bài kiểm tra môn tiếng Anh

– 8h30: Tập trung thí sinh, gọi thí sinh vào phòng kiểm tra.

– 9h00: Bắt đầu tính giờ làm bài phần viết (Thời gian làm bài: 45 phút)

– 9h45: Thu bài kiểm tra phần viết

– 10h05: Bắt đầu tính giờ làm bài phần nghe (Thời gian làm bài: 30 phút)

– 10h35: Thu bài kiểm tra phần nghe

 

Chiều ngày 20/6/2018: thí sinh làm bài kiểm tra môn Toán bằng tiếng Anh

– 14h15: Tập trung thí sinh, gọi thí sinh vào phòng kiểm tra.

– 14h45: Bắt đầu tính giờ làm bài môn Toán (Thời gian làm bài : 60 phút)

– 15h45: Thu bài kiểm tra môn Toán

 

TUYỂN SINH

Từ ngày 28/6/2018 đến ngày 30/6/2018:

– Công bố điểm xét tuyển tại trường THCS;

– Trường THCS nhận hồ sơ của HS trúng tuyển.

 

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH SONG BẰNG CẤP THCS

– Giúp học sinh đạt chuẩn học thuật chương trình Quốc tế Cambridge – một trong những chương trình giáo dục chuẩn quốc tế hàng đầu thế giới mà không phải sống xa gia đình trong lứa tuổi vị thành niên, đồng thời gia đình không phải chi trả mức học phí lớn;

– Cung cấp đầy đủ kiến thức và kĩ năng, tạo tiền đề vững chắc cho bậc học cao hơn và cho quá trình hội nhập quốc tế của những công dân toàn cầu tương lai; học sinh có cơ hội hội nhập Quốc tế, có điều kiện tiếp cận chương trình học tiên tiến theo quy chuẩn Quốc tế ở bậc học cao hơn;

– Học sinh đạt chứng chỉ IGCSE có cơ hội nhập học ở các trường chất lượng cao trọng điểm, học tiếp A level, hoặc du học tại các trường liên cấp tiên tiến trên thế giới;

– Học sinh được trang bị không chỉ kiến thức về lý thuyết mà còn cả thực hành; biết áp dụng những kiến thức được học vào thực tế; rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm trong các môn học của chương trình.

– Học sinh được tham gia tích cực vào các sân chơi trí tuệ có sử dụng đến ngôn ngữ tiếng Anh và các môn khoa học tự nhiên, xã hội theo tư duy logic và tiên tiến của thế giới.

– Là tiền đề để học sinh tiếp tục học lên trình độ cao hơn và tham gia các kì thi chuẩn hoá giám định bởi các tổ chức khảo thí quốc tế.

– Sau khi hoàn thành bậc THCS, học sinh: (1) Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; (2) Đạt trình độ tiếng Anh B1 (theo chuẩn CEFR); (3) Nắm bắt được kiến thức các môn Toán, Khoa học, ICT bằng tiếng Anh; (4) Có khả năng thi lấy chứng chỉ IGCSE và các chứng chỉ quốc tế khác (nếu học sinh có nhu cầu).

IGCSE là chương trình giáo dục quốc tế phổ biến nhất dành cho học sinh từ 14 đến 16, với hơn 70 môn học để học sinh lựa chọn. Chương trình xây dựng nền tảng kiến thức và kĩ năng cho học sinh theo học các chương trình quốc tế như Cambridge AS và A levels cùng một số chương trình phổ thông khác. Học sinh muốn đạt chứng chỉ IGCSE cần tham gia học và thi ít nhất 5 môn học. Tổng số bài thi cho từng môn học có thể khác nhau và lên đến tối đa 3 bài thi đối với các môn Khoa học như Vật Lý, Hoá Học, Sinh Học. Hạng tối đa cho một bài thi IGCSE là A* và hạng tối thiểu là G. Kì thi lấy chứng chỉ IGCSE được tổ chức 2 lần/năm vào tháng 6 và tháng 11. Kết quả bài thi IGCSE có thể được xem xét làm điều kiện để nhập học vào các trường trung học tại nhiều nước trên thế giới như Vương Quốc Anh, Singapore, HongKong, Úc. Tại Việt Nam, học sinh có thể không cần thi lấy chứng chỉ IGCSE mà tham gia 1 kì thi độc lập khác để theo học chương trình A-level.

A-Level là chương trình học dành cho học sinh lứa tuổi 16-18 (tương đương lớp 11 và 12), được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Các môn học chủ yếu được giảng dạy bằng tiếng Anh, bao gồm: Toán, Toán cao cấp, Ngôn ngữ Anh, Văn học Anh, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Ngoại ngữ. Ngoài ra, học sinh có thể chọn học một số môn học mang tính ứng dụng cao như Kinh tế, Kinh doanh, Kế toán, Tâm lý học, Xã hội học, Nhiếp ảnh, Âm nhạc,v.v. Chương trình A -Level kéo dài trong 2 năm, bao gồm 2 cấp độ: cấp độ AS ở năm đầu và A2 ở năm sau. Để được xét tuyển vào các trường đại học, học sinh cần hoàn thành tối thiểu 3 môn học ở cấp độ A2. Với mỗi cấp độ, học sinh sẽ phải tham gia tối thiểu 2 bài thi (tuỳ môn học) và điểm số sẽ được tính theo tương quan điểm số của tất cả học sinh trên thế giới tham gia cùng kì thi đó (ví dụ top 12% các em được điểm cao nhất sẽ đạt A*). Hạng tối đa cho một bài thi A-Level là A* (thường là top 10%) và hạng tối thiểu là E. Học sinh có thể thi lại bất kì bài thi nào trong vòng 2 năm để đạt điểm số cao hơn (tất nhiên bài thi cuối cùng vào năm A2 sẽ không thể thi lại nếu học sinh muốn nộp hồ sơ xét tuyển đại học cùng năm đó). Đối với một số quốc gia như Úc, Vương quốc Anh, Singapore, Hong Kong, chương trình A-Level hoặc tương đương như IB là gần như bắt buộc nếu học sinh muốn được xét tuyển vào đại học.

Nguồn: www.cambridgeinternational.org

Tải file đính kèm dưới đây

http://file2.hanoi.edu.vn//Data/hnedu/hanoi/Attachments/QLT/Tuyen_Sinh_Dau_Cap/2018-2019/M6-01(Mau_DonDKDT-2018).pdf

Digestive System – Hệ Tiêu Hóa

17 Tháng Năm, 2018

digestive system

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The human digestive system is a complex series of organs and glands that processes food. In order to use the food we eat, our body has to break the food down into smaller molecules that it can process; it also has to excrete waste.

Most of the digestive organs (like the stomach and intestines) are tube-like and contain the food as it makes its way through the body. The digestive system is essentially a long, twisting tube that runs from the mouth to the anus, plus a few other organs (like the liver and pancreas) that produce or store digestive chemicals.

The journey of food

The start of the process – the mouth: The digestive process begins in the mouth. Food is partly broken down by  chewing and by the chemical action of salivary enzymes (these enzymes are produced by the salivary glands and break down starches into smaller molecules).

On the way to the stomach: the esophagus – After being chewed and swallowed, the food enters the esophagus. The esophagus is a long tube that runs from the mouth to the stomach. It uses rhythmic, wave-like muscle movements (called peristalsis) to force food from the throat into the stomach. This muscle movement gives us the ability to eat or drink even when we’re upside-down.

In the stomach – The stomach is a large, sack-like organ that churns the food and bathes it in a very strong acid (gastric acid). Food in the stomach that is partly digested and mixed with stomach acids.

In the small intestine – After being in the stomach, food enters  small intestine. In the small intestine, bile (produced in the liver and stored in the gall bladder), pancreatic enzymes, and other digestive enzymes produced by the inner wall of the small intestine help in the breakdown of food.

In the large intestine – After passing through the small intestine, food passes into the large intestine. In the large intestine, some of the water and electrolytes (chemicals like sodium) are removed from the food. Many microbes  in the large intestine help in the digestion process.

The end of the process – Solid waste is then stored in the rectum until it is excreted via the anus.

Những lời khuyên để trẻ luôn lạc quan

17 Tháng Năm, 2018

1. Ngừng phàn nàn

Trong mỗi bữa tối, Jenn McCreary, một bà mẹ ở Philadelphia, đều chơi trò “hoa hồng và gai” với hai người con song sinh 9 tuổi. Mỗi thành viên sẽ tiết lộ điều tốt nhất và tồi tệ nhất đã xảy ra với họ ngày hôm đó, đồng thời chia sẻ một hy vọng của từng người trong ngày hôm sau. Mục đích của Jenn McCreary là tập trung vào những điều tích cực.

Suy nghĩ tiêu cực là sự bi quan không cần thiết. Bạn càng rên rỉ về vấn đề tiền bạc hay những khó khăn trong việc, càng có nhiều khả năng con sẽ học và làm điều tương tự. Thay vào đó, hãy nói về những điều tốt đẹp đã thực hiện được.

2. Có kỳ vọng cao

Ngay trước khi con trai bắt đầu học mẫu giáo, Priscilla Baker đã bắt đầu dán một danh sách việc cần làm lên phía trên công tắc đèn ngủ để nhắc nhở con phải dọn giường, mặc quần áo, đánh răng và tự dọn dẹp phòng.

“Chúng sẽ không được ăn sáng cho đến khi hoàn thành công việc”, bà mẹ đến từ Blacksburg (Virginia) nói và cho biết dù mục đích ban đầu là giảm khối lượng công việc của mình, cô đã nhanh chóng nhận ra các con cũng được hưởng lợi từ thói quen này. “Khi xuống ăn sáng, chúng đều vui mừng và tự hào về những gì đã làm được”, Baker nói.

3. Khuyến khích việc chấp nhận rủi ro một cách hợp lý

Bạn sẽ rất xấu hổ nếu tham gia giải đấu khúc côn cầu trên băng trong khi không biết trượt băng. Vì vậy, theo một lẽ tự nhiên, bạn muốn bảo vệ con khỏi những tình huống tương tự. Tuy nhiên, ngăn cản con làm hoạt động nào đó chỉ vì chúng không có kỹ năng như những đứa trẻ khác vô tình làm giảm sự tự tin, khiến chúng trở nên bi quan hơn.

TS Michael Thompson, tác giả cuốn Homesick and Happy: How time away from parents can help a child grow, cho rằng cha mẹ nên cho phép trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chơi một mình ở sân sau hoặc tham gia một chuyến đi thực địa mà không có bố mẹ đi kèm. “Đừng ngại cho con thử những điều mới. Hãy luôn mong muốn chúng trở về nhà và nói Mẹ, con đã làm được rồi”.

4. Chờ đợi trước khi phản ứng

Một bà mẹ nghe nói con gái bị bạn bè chê béo, suy nghĩ ngay lập tức của cô ta là gọi điện cho phụ huynh của học sinh kia. Nhưng rồi, cô đã dừng lại và quay sang dạy con cách biện hộ cho chính mình. “Thứ nhất, tớ không béo. Thứ hai, thật không tốt khi nói với bạn bè như vậy”, bé gái nói với bạn trong lần thứ hai bị xúc phạm và nhận được lời xin lỗi thỏa đáng.

Ví dụ trên cho thấy việc kiềm chế những phản ứng, suy nghĩ bộc phát là rất cần thiết. Đừng cố gắng can thiệp vào những việc con tự thực hiện được. Hãy để con cố gắng giải quyết mọi thứ mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ. Điều đó sẽ làm tăng cảm giác thích thú và cũng khiến chúng lạc quan hơn về những gì có thể làm trong tương lai.

5. Ngăn chặn những kết luận tiêu cực

“Con không giỏi Toán, không thông minh, không giỏi vẽ, không thể đá bóng…” là những kết luận mà trẻ thường đưa ra trong tâm trạng bực bội.

Để ngăn chặn những loại kết luận này, hãy cố gắng thay đổi quan điểm của con. Hãy giải thích để trẻ biết rằng bắt đầu làm một việc gì đó đều khó khăn và chúng không phải là người duy nhất gặp những vấn đề như vậy. Bạn cũng có thể đề cập về những kỹ năng khó mà con đã cố gắng làm chủ được, ví dụ học đọc hay học viết.

6. Luôn nói sự thật

Khi gia đình Tracy Reinert chuyển đến Florida, đứa con trai 6 tuổi Matt đã gặp rắc rối khi không có bạn bè. Cậu bé rên rỉ với mẹ. Để cổ vũ tinh thần con, Tracy định nói “Con có rất nhiều người bạn ở New Jersey và khi những đứa trẻ ở đây biết con là ai, chúng sẽ cầu xin để được làm bạn” nhưng rồi cô đã không nói vì không muốn con có những hy vọng sai lầm.

Việc trấn an rằng mọi thứ sẽ trở nên tuyệt vời thường đem đến tác dụng ngược lại. Sự lạc quan thực sự đòi hỏi phải có những suy nghĩ thực tế hơn là tích cực. Bằng cách đó, trẻ sẵn sàng đối mặt với bất kỳ điều gì. Trên đây là sáu lời khuyên từ tạp chí Parents của Mỹ, phụ huynh có thể áp dụng để giúp con lạc quan hơn nhé!

Thử nghiệm thú vị giữa trứng và giấm !

11 Tháng Năm, 2018

Hai nguyên liệu là trứng và giấm hẳn nhà nào cũng có đúng không ạ? Giờ thì ngâm một quả trứng sống suốt 2 ngày liền, dung dịch này sẽ khiến vỏ trứng biến mất  một cách lạ lùng con thạch sùng đấy ạ.

Như chúng ta đều biết, lớp ngoài của trứng là canxi cacbonat, và nó khiến cho vỏ trứng ở dạng rắn. Tuy nhiên giấm lại chứa axit acetic. Vậy nên, khi gặp nhau sẽ xảy ra phản ứng và khiến cho vỏ trứng biến mất hoàn toàn.

Hơn nữa, bên trong của quả trứng lại trở nên mềm dẻo, thật kỳ lạ đúng không ạ. Sau hai ngày bạn sẽ thấy nó trong suốt nhìn rất thú vị. Và nếu thực nghiệm với trứng luộc, hẳn bạn sẽ thu được kết quả là quả bóng cao su đẹp mắt.

Mấy bạn thấy thế nào ạ, quá ư là đơn giản đúng không. Dễ thực hiện nhưng lại cho kết quả khá bất ngờ như thế thì còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay ngay đi thôi.

CIRCULATORY SYSTEM – HỆ TUẦN HOÀN

11 Tháng Năm, 2018

The main function of the circulatory system is to carry, through the blood, the nutrients to the cells of our body. It is formed by the heart, arteries and veins and its proper functioning is essential for us to have good health. I have a curiosity Do you know how much all the artery and veins would measure together, put in single file? They would measure 97,000 kilometres, which would be equivalent to almost two and a half laps to Earth, it’s incredible, right?

The heart has the main role in making sure that the blood travels around the body. With its one hundred thousand pulsations per day it ensures that blood circulates throughout our body allowing it to distribute oxygen and nutrients into our cells.

We are going to start a journey through the circulatory system so we can understand it much better.

The journey of blood begins in the heart. With the pulsations of the heart the blood comes out through one of the great highways of the circulatory system called the Aorta.

From that moment, the blood flows through our body through many veins. It reaches the neck, head and brain through one side. From there, the blood continues to flow into our arms then through the aorta, around the thorax and abdomen and finally reaching both of our legs.

During this trip, the blood is delivering oxygen and nutrients to the cells through the capillary veins.

As this trip is circular, that is to say it has no end, the blood starts the trip back to the heart to regain nutrients and oxygen.

Trải nghiệm khoa học cùng học sinh THCS Lý Thái Tổ

9 Tháng Năm, 2018

Lại một lần nữa, ngày 9-5-2018 các bạn nhỏ trường THCS Lý Thái Tổ được trải nghiệm những thí nghiệm khoa học thú vị như: Thần đèn, nước thần … và tham gia nhiều hoạt động chơi mà học bổ ích.

Cùng với những mô hình tự chế tạo cuả CLB GS360 cùng với CLB SOS-THPT Amsterdam, các bạn nhỏ đã được tận tay trải nghiệm những điều kì thú của khoa học.

Các bạn nam rất thích thú với màn nước “khói”

Bong bóng chui lên từ đâu vậy ?

Các bạn nhỏ đã được trải nghiệm những thí nghiệm với những dung dịch đầy màu sắc

Bên cạnh đó, những thí nghiệm có trong chương trình sách giáo khoa cũng được minh hoạ cho các bạn nhỏ yêu thích môn Hoá hơn

Góc vật lý luôn nhộn nhịp cùng trò chơi “Đừng để chuông reo” với mô hình tự chế của CLB SOS

Những phản ứng hoá học vô cùng đẹp mắt và “chói loá” khiến các bạn học sinh vô cùng hứng khởi

Sau phần trải nghiệm thực tiễn, các bạn nhỏ đã được tham gia vào phần trò chơi câu hỏi về những thí nghiệm vừa được làm, rất nhiều bạn nhỏ xuất sắc trả lời được chính xác những câu hỏi BTC đưa ra và dành được nhiều phần thưởng

Hãy cùng xem những hình ảnh khác của buổi khám phá vui vẻ của các bạn nhỏ nào!

CLB GS360 rất hân hạnh được hợp tác cùng tổ chức một sân chơi vui vẻ và ý nghĩa cho các bạn nhỏ ở trường THCS Lý Thái Tổ. Sẽ có nhiều buổi sinh hoạt đầy thú vị như vậy nữa trong tương lai, các bạn học sinh và quý phụ huynh hãy đón chờ nhé!

Điểm số không phải là yếu tố quyết định tương lai của trẻ.

8 Tháng Năm, 2018

Điểm số không đại diện cho tương lai của con trẻ, kết quả chỉ là kiểm tra việc ôn luyện kiến thức và khả năng làm chủ tình hình của trẻ, đừng vì thành tích mà quy kết cho con cái mình là học sinh kém, hay chỉ có học sinh hư điểm mới thấp.

Sau đợt thi cuối kỳ môn toán, thầy giáo đứng trên bục giảng và công bố về kết quả thi: “Lần thi học kỳ này, tổng thể kết quả tương đối tốt, tuy nhiên cũng có vài bạn nên tự kiểm điểm lại tại sao mình lại bị điểm kém.”

Nghe vậy, trong lớp một cậu bé cúi gằm mặt xuống, rõ ràng người mà thầy đang nhắc đến chính là cậu. Khi thầy giáo gọi tên người có thành tích cao nhất trong lớp thì cậu bạn đó đã rất tự hào lên nhận bài kiểm tra và phát biểu về kinh nghiệm học tập của mình.

Lời nói tiếp theo của thầy giáo khiến cậu muốn tìm một cái lỗ nẻ nào để chui xuống: “Bài thi lần này điểm thấp nhất là 1 điểm của bạn X, mời bạn lên đây nhận bài về”. Cả lớp hơn 40 đôi mắt lập tức đổ về phía cậu bé khiến cậu bé khó khăn lắm mới bước lên được bục giảng.

 

“Cậu cũng phát biểu một chút về kinh nghiệm luôn bảo vệ được chiếc ghế số 1 của mình đi…” – một cậu bạn cùng lớp khác mỉa mai nói , cả lớp nghe vậy đều phá lên cười. Cậu bé đỏ mặt, không nói câu nào lẳng lặng về chỗ ngồi.

Cậu bé rất buồn, cậu không biết phải nói thế nào với bố mẹ về thành tích của mình. Trong bữa ăn tối, cậu đã lấy bài thi ra và ngập ngừng nói với bố mẹ: “Kết quả thi toán của con có rồi, con được có 1 điểm”.

Bố mẹ cậu bình tĩnh cầm bài thi của cậu lên xem và điều bố cậu nói ngay sau đó đã khiến cậu vô cùng ngạc nhiên: “Con bố đã biết làm bài thi rồi cơ đấy, nhớ ngày trước bố đi thi run quá còn quên cả ghi tên mình vào bài thi, tay thì run lẩy bẩy, bà nội còn bảo bố không làm được bài nên cố tình quên viết tên, haha”.

Còn mẹ thì xoa đầu cậu và nói: “Mẹ tin rằng lần sau con sẽ làm tốt hơn thế này, đi rửa tay ăn cơm thôi con, hôm nay mẹ làm món sườn rim mà con thích đấy.”

Các chuyên gia về giáo dục trẻ em hoàn toàn đồng ý và đánh giá cao cách xử sự trên của bố mẹ cậu bé.
Giả sử rằng, nếu cha mẹ cậu bé chỉ vì cậu bị điểm 1 mà trách mắng cậu, cậu bé sẽ buồn phiền, tủi thân bởi chính bản thân cậu cũng không muốn mình lúc nào cũng đội sổ như vậy.

Sự trách mắng của cha mẹ sau đó sẽ trở thành áp lực tâm lý cho trẻ, khiến mỗi lần đến kỳ thi chúng sẽ rất lo lắng, chúng sẽ bị mất tập trung và tinh thần uể oải khi ôn và học bài, dẫn đến điểm thi lần sau cũng chả khả quan hơn.

Rồi tình trạng trách mắng cứ kéo dài sẽ khiến trẻ từ cảm giác hối hận biến thành khó chịu và hoài nghi cha mẹ mình có thật sự thương yêu mình?

Các bậc cha mẹ cần phải biết rằng, điểm số không đại diện cho tương lai của con trẻ, kết quả chỉ là kiểm tra việc ôn luyện kiến thức và khả năng làm chủ tình hình của trẻ, đừng vì thành tích mà quy kết cho con cái mình là học sinh kém, hay chỉ có học sinh hư điểm mới thấp. Làm như vậy là bạn đang đẩy con mình vào sự dằn vặt và tự phá hoại bản thân mình.

Mỗi đứa trẻ đều có ưu điểm riêng, cũng giống như mỗi phím nhạc chúng phát ra những âm sắc khác nhau, nếu bạn yêu cầu con mình phải giống như những bạn bè khác đồng nghĩa với việc bạn đang giết dần tâm hồn của trẻ.

Cuối cùng, các chuyên gia nhắc nhở các bậc phụ huynh rằng, đừng chỉ nhìn vào thành tích của trẻ mà hãy để trẻ được phát triển toàn diện.

Thống kê chứng minh rằng, thế giới ngày nay những người thành đạt thường không phải học sinh giỏi nhất, và những người có thành tích tầm trung như đứng thứ 7 đến thứ 17 lại có nhiều khả năng thành công lớn trong tất cả các khía cạnh hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, học sinh có điểm quá tốt thông thường cha mẹ các em và bản thân các em quá chú trọng thành tích mà bỏ qua các kĩ năng giao lưu bạn bè trong cuộc sống.

Những trẻ em như vậy thường thiếu cảm xúc và tính cách thờ ơ trong mọi sự việc, ngược lại những học sinh có thành tích xếp loại trung thường không bị điểm số chi phối, nên có nhiều năng lượng để học hỏi thêm những kiến thức khác nhau và phát triển giao lưu bạn bè tốt hơn, nhờ đó chúng sẽ tạo ra được nền tảng vững chắc cho sự phát triển sự nghiệp cho tương lai.

Chính vì vậy, những bậc phụ huynh đang có con được thành tích cao cũng nên xem xét hành động và thái độ con trẻ để điều chỉnh lại việc học tập cho phù hợp, bên cạnh đó cũng đừng quên cho chúng tiếp thu thêm các kiến thức xã hội bên ngoài.

 

Respiratory system – Hệ Hô Hấp

29 Tháng Tư, 2018

A Look Inside the Lungs

lungs diagram

At the bottom of the trachea (say: TRAY-kee-uh), or windpipe, there are two large tubes. These tubes are called the main stem bronchi(say: BRONG-kye), and one heads left into the left lung, while the other heads right into the right lung.

Each main stem bronchus (say: BRONG-kuss) — the name for just one of the bronchi — then branches off into tubes, or bronchi, that get smaller and even smaller still, like branches on a big tree. The tiniest tubes are called bronchioles (say: BRONG-kee-oles), and there are about 30,000 of them in each lung. Each bronchiole is about the same thickness as a hair.

At the end of each bronchiole is a special area that leads into clumps of teeny tiny air sacs called alveoli (say: al-VEE-oh-lie). There are about 600 million alveoli in your lungs and if you stretched them out, they would cover an entire tennis court. Now that’s a load of alveoli! Each alveolus (say: al-VEE-oh-luss) — what we call just one of the alveoli — has a mesh-like covering of very small blood vessels called capillaries (say: CAP-ill-er-ees). These capillaries are so tiny that the cells in your blood need to line up single file just to march through them.

lungs animation

Inhaling-Exhaling

As you breathe in, your diaphragm contracts and flattens out. This allows it to move down, so your lungs have more room to grow larger as they fill up with air. “Move over, diaphragm, I’m filling up!” is what your lungs would say. And the diaphragm isn’t the only part that gives your lungs the room they need. Your rib muscles also lift the ribs up and outward to give the lungs more space.

At the same time, you inhale air through your mouth and nose, and the air heads down your trachea, or windpipe. On the way down the windpipe, tiny hairs called cilia (say: SILL-ee-uh) move gently to keep mucus and dirt out of the lungs. The air then goes through the series of branches in your lungs, through the bronchi and the bronchioles.

When it’s time to exhale (breathe out), everything happens in reverse: Now it’s the diaphragm’s turn to say, “Move it!” Your diaphragm relaxes and moves up, pushing air out of the lungs. Your rib muscles become relaxed, and your ribs move in again, creating a smaller space in your chest.

By now your cells have used the oxygen they need, and your blood is carrying carbon dioxide and other wastes that must leave your body. The blood comes back through the capillaries and the wastes enter the alveoli. Then you breathe them out in the reverse order of how they came in — the air goes through the bronchioles, out the bronchi, out the trachea, and finally out through your mouth and nose.

Thank You, Alveoli!

The air finally ends up in the 600 million alveoli. As these millions of alveoli fill up with air, the lungs get bigger. Remember that experiment where you felt your lungs get larger? Well, you were really feeling the power of those awesome alveoli!

It’s the alveoli that allow oxygen from the air to pass into your blood. All the cells in the body need oxygen every minute of the day. Oxygen passes through the walls of each alveolus into the tiny capillaries that surround it. The oxygen enters the blood in the tiny capillaries, hitching a ride on red blood cells and traveling through layers of blood vessels to the heart. The heart then sends the oxygenated (filled with oxygen) blood out to all the cells in the body.

 

 

Love Your Lungs

Your lungs are amazing. They allow you to breathe, talk to your friend, shout at a game, sing, laugh, cry, and more! And speaking of a game, your lungs even work with your brain to help you inhale and exhale a larger amount of air at a more rapid rate when you’re running a mile — all without you even thinking about it once.

Keeping your lungs looking and feeling healthy is a smart idea, and the best way to keep your lungs pink and healthy is not to smoke. Smoking isn’t good for any part of your body, and your lungs especially hate it. Cigarette smoke damages the cilia in the trachea so they can no longer move to keep dirt and other substances out of the lungs. Your alveoli get hurt too, because the chemicals in cigarette smoke can cause the walls of the delicate alveoli to break down, making it much harder to breathe.

Finally, cigarette smoke can damage the cells of the lungs so much that the healthy cells go away, only to be replaced by cancer cells. Lungs are normally tough and strong, but when it comes to cigarettes, they can be hurt easily — and it’s often very difficult or impossible to make them better. If you need to work with chemicals in an art or shop class, be sure to wear a protective mask to keep chemical fumes from entering your lungs.

You can also show your love for your lungs by exercising! Exercise is good for every part of your body, and especially for your lungs and heart. When you take part in vigorous exercise (like biking, running, or swimming, for example), your lungs require more air to give your cells the extra oxygen they need. As you breathe more deeply and take in more air, your lungs become stronger and better at supplying your body with the air it needs to succeed. Keep your lungs healthy and they will thank you for life!

Mô hình hệ hô hấp dành cho trẻ nhỏ

29 Tháng Tư, 2018

Mô hình hệ hô hấp – Nguyên liệu:

– Ống hút dài
– Kéo
– Băng dính
– 2 chiếc túi nilon ( túi đựng bánh sandwich)
– Băng dính 2 mặt hoặc keo dán

Hướng dẫn:

Bước 1. In hình lá phổi, mũi, môi như trên hình.
Bước 2. Cắt đầu ống hút đi.
Bước 3. Dùng băng dính để dính 2 ông hút với nhau.
Bước 4. Dán hoặc dùng băng dính 2 mặt để đính mũi và môi vào ống hút.
Bước 5. Cắt phần zipper của túi nilon đựng bánh sandwich.
Bước 6. Dán mô hình lá phổ vào phía sau của ống hút.
Bước 7. Dán chặt túi nilon vào lá phổ để không có không khí thoát ra.

Thổi và quan sát lá phổi của chúng ta hô hấp như thế nào nhé!

 

 Hãy xem thêm cách làm tại video này nhé
https://www.youtube.com/watch?v=abnW9QTl6LA