FUN FACTS VỀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT – HƯƠU CAO CỔ (GIRAFFE)
- Tên khoa học của hươu cao cổ là Giraffa camelopardalis, xuất phát từ niềm tin của người Hy Lạp cổ đại cho rằng loài động vật này giống như một sinh vật lai tổng hợp, là một con lạc đà khoác lên mình bộ da của một con báo.
- Hươu cao cổ là động vật có vú cao nhất thế giới. Hươu cao cổ cái cao khoảng 4,5m trong khi hươu cao cổ đực cao khoảng từ 5 đến 6m. Chân của một con hươu cao cổ bình thường đã cao hơn rất nhiều người, khoảng 1,8m.
- Hươu cao cổ con mới sinh đã nặng khoảng 100kg và dù là hươu cao cổ sơ sinh, chúng cũng cao hơn hầu hết con người, khoảng 2m. Đặc biệt, do hươu cao cổ mẹ sinh đứng nên hươu cao cổ sơ sinh phải chịu một sự chào đón khá thô lỗ khi đến với thế giới, chúng rơi thẳng từ khoảng 1,5m xuống đất.
- Mặc dù có kích thước to lớn nhưng hươu cao cổ có thể di chuyển cực kỳ nhanh chóng. Do chân dài, ngay cả khi đi bộ nhàn nhã, hươu cao cổ cũng có tốc độ 16km/h. Khi phi nước đại, hươu cao cổ có thể chạy nhanh tối đa 56km/h. 5. Chân hươu cao cổ rất mạnh mẽ, chúng có thể đá ở bất kỳ hướng nào và theo nhiều cách. Lực sinh sản từ cú đá của hươu cao cổ có thể đá bay đầu một con sư tử. Không ngạc nhiên khi có rất ít kẻ thù muốn làm phiền một con hươu cao cổ khổng lồ.
- Lưỡi của hươu cao cổ thực sự rất lớn, nó dài đến 45cm và đặc biệt thích nghi để hươu cao cổ lấy những thức ăn vô cùng gai góc nhưng lại rất ngon miệng trên cây. Lưỡi và môi trên của hươu cao cổ cũng có năng lực cầm nắm, có nghĩa là chúng hoạt động giống như một bàn tay hoặc như ngà voi. Đồng thời, lưỡi hươu cao cổ cũng có màu xanh đen, giúp bảo vệ chính bộ phận này khỏi bị cháy nắng vì tần suất thè lưỡi ra để ăn nhiều giờ trong ngày. Hươu cao cổ cũng sản xuất được nước bọt vô cùng dính để bao bọc quanh những thực phẩm gai góc, giúp thực phẩm trượt xuống thực quản mà không gây hại.
- Bởi vì hình dạng khác thường của mình, hươu cao cổ cũng có những khó khăn nhất định trong việc bơm máu lên não. Chúng có một trái tim rất lớn, nặng khoảng 11kg, chu vi khoảng 60cm.
- Hươu cao cổ có huyết áp gần như cao gấp đôi so với con người, thành động mạch đàn hồi rất chắc chắn giúp ngăn chặn máu rút xuống quá nhanh, các tĩnh mạnh cảnh ở cổ cũng giúp hạn chế dòng chảy ngược lại của máu. Ngoài ra, các tế bào máu nhỏ hơn cho phép cũng giúp hấp thu oxy nhanh hơn, đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy khắp cơ thể.
- Bởi quá cao lớn, khi uống nước hươu cao cổ cũng gặp không ít khó khăn, nguy hiểm. Khi nó cúi đầu để uống nước, huyết áp của hươu cao cổ bị dồn xuống do ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Nếu không có một loạt các cơ chế thông minh làm việc phối hợp với nhau trong cơ thể, hươu cao cổ có thể chết bất đắc kỳ tử. Khi đầu bị hạ xuống, các nhánh rẽ đặc biệt trong các động mạch sẽ hoạt động để hạn chế lưu lượng máu đến não, mạng lưới này sẽ nhẹ nhàng mở rộng để thích ứng đồng thời van tĩnh mạch cảnh cũng ngăn trở máu chảy ngược lại. Tất cả những điều này được kiểm soát bởi một loạt các cơ chế phức tạp hoạt động liên tục để theo dõi và điều chỉnh áp suất trong mạch máu nhằm đảm bảo sự an toàn của hươu cao cổ.
- Hãy tưởng tượng bạn là một con hươu cao cổ và bạn muốn có một giấc ngủ. Vấn đề là không có nhiều chỗ để bạn có thể yên lành ngủ thoải mái mà không trở thành miếng mồi ngon cho các loài thú săn mồi như sư tử. Chính vì thế, để thích nghi và sinh tồn, hươu cao cổ có nhu cầu ngủ rất ít. Chúng chỉ ngủ từ khoảng 10 phút đến 2 giờ một ngày và có thể thức trắng nhiều tuần mà không hề hấn gì.
Credit: http:// www.facebook.com/science.ams
Africa Geographic
https://kienthuc.net.vn
ĐỘI NGŨ CỐ VẤN:
Dr. Tưởng Duy Hải – Giảng viên Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ths. Nguyễn Thị Hồng – Giáo viên Hóa Học Trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên Sinh Học trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Lương Thùy Dương – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
Ths. Phạm Vũ Bích Hằng – Giáo viên Vật Lý trường THPT chuyên HN – Amsterdam
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Website: http://steam360.edu.vn
Facebook fanpage: https://www.facebook.com/Steam360-Education-377068709549214/
Hotline: 0968.888.220