3 cử chỉ của người mẹ giúp trẻ vẫn cảm nhận tình yêu dù phải xa bố mẹ cả ngày ở trường.
Nắm được cách ứng xử khéo léo trong những trường hợp sau, dù bố mẹ có đi làm cả ngày trời, trẻ nhỏ vẫn luôn cảm thấy tình yêu của bố mẹ dành cho mình.
Trẻ nhỏ thường rất muốn bố mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh mình. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em thường phải trải qua mức độ rất căng thẳng ở trường học, nơi trẻ phải xa cách bố mẹ cả ngày. Sự xa cách này đã ảnh hưởng đến phát triển não bộ của trẻ một cách rất tiêu cực.
Trong cuốn sách “Rest, Play, Grow”, nhà tâm lý học Deborah MacNamara đã nói về tầm quan trọng của việc gắn bó giữa cha mẹ, người thân với một đứa trẻ. Điều này là cực kỳ cần thiết để định hình tính cách của một đứa trẻ. Bố mẹ hoàn toàn có thể cải thiện tình hình trong một số tình huống sau đây.
1.Thu hút sự chú ý của trẻ
Thay vì đi làm về rồi cắm mặt vào chiếc điện thoại, mặc kệ con cái đang chơi một mình, bố mẹ có thể chơi đùa cùng với trẻ một lúc. Việc dùng ánh mắt để giao tiếp, hỏi han, nói chuyện về một ngày ở trường như thế nào, hoặc có thể tham gia vào các trò chơi cùng với trẻ có tác dụng rất tốt cho tâm lý
Theo thời gian, trẻ sẽ cảm nhận được mối quan hệ gần gũi, ấm áp hơn, trẻ cảm thấy tin tưởng bố mẹ và chia sẻ những điều mình đã trải qua ở trường học. Trẻ sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc rất nhiều nếu được bố mẹ quan tâm theo cách này.
- Xây dựng vòng kết nối giao tiếp với trẻ
Bố mẹ không thể dành 100% thời gian dành cho trẻ. Do đó, việc giới thiệu trẻ với những người bạn của bố mẹ chính là cách xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy. Trẻ em thường có bản năng nhút nhát tự nhiên với người lạ, đôi khi chúng sẽ không thích bố mẹ dẫn mình đến giới thiệu với những người lạ khác. Thế nên, việc giới thiệu một cách thân thiện và ấm áp, sẽ giúp trẻ cởi mở hơn, giúp trẻ dễ dàng kết bạn với nhiều bạn mới ở trường học.
Khi bố mẹ giới thiệu trẻ với cô giáo ở trường, hãy nói chuyện với trẻ để trẻ hiểu rằng người này rất đáng tin, phải duy trì cảm giác tin cậy và giao tiếp giữa người lớn với nhau. Trẻ em có xu hướng bắt chước thái độ của bố mẹ đối với người lớn khác.
- Cố gắng “bắc cầu”
Trẻ thường rất khó khăn khi phải chia tay bố mẹ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Nếu phải chia cách trẻ và giao phó trẻ cho người khác, hãy cố gắng “bắc cầu” để thu hẹp khoảng cách giữa trẻ với bố hoặc với người khác. Đó có thể là hình ảnh, cuộc gọi video, món đồ chơi với mùi hương của mẹ, hoặc bất kỳ điều gì có khả năng liên kết giữa trẻ và bố mẹ.