GIẢI MÃ “BÀN TAY LỬA”
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm vô cùng lí thú nhưng cũng là một trong những môn học khó nhằn nhất đối với học sinh. Việc ghi nhớ các kiến thức khô khan và những công thức giải toán phức tạp dần trở thành gánh nặng và khiến môn Hoá học bị ghét bỏ. Nhưng các bạn thử tưởng tượng xem, học sinh sẽ có thể thay đổi định kiến đó về môn học hay không nếu các em được xem, được thử những thí nghiệm gây sự tò mò hứng thú?
CLB Khoa học sẽ giới thiệu tới tất cả các bạn 2 thí nghiệm vui, hiện tượng đẹp mắt và đơn giản. Đó là thí nghiệm “Bàn tay lửa” và “Đàn dung nham”. Cái tên đã rất thú vị rồi đúng không?
THÍ NGHIỆM “BÀN TAY LỬA”
https://www.youtube.com/watch?v=9rTF48uweHY
Chuẩn bị:
– 1 xô nước xà phòng
– 1 bình xịt côn trùng
– bật lửa (nên dùng bật lửa có đầu đánh lửa dài, hoặc dùng que đóm)
Vậy là các bước chuẩn bị đã xong! Giờ là lúc tiến hành: Sục bình xịt côn trùng vào xô nước xà phòng đến khi xà phòng bông lên đầy bọt mịn. Dùng tay múc bọt lên và châm lửa gần đám bọt. Lửa bén ngay lập tức tạo ngọn lửa lớn ngay trên lòng bàn tay!
Tại sao người làm thí nghiệm lại không bị bỏng? Có ma thuật gì trong thí nghiệm chăng?
Tất cả đều được giải thích bằng hoá học!
Khí trong bình xịt côn trùng chủ yếu là các dung môi hữu cơ rất nhẹ, dễ bay hơi và dễ bắt lửa. Khi sục khí vào trong xô nước xà phòng, khí được giữ trong các bọt xà phòng. Khi cháy, khí bay lên cao thoát khỏi bọt xà phòng rất nhanh chóng nên không hề làm ảnh hưởng đến tay người làm thí nghiệm ở bên dưới! Thật kì diệu đúng không?
Giáo viên làm thí nghiệm “Bàn tay lửa” trên tay của học sinh.
CLB Hoá học ĐHSPHN trình diễn thí nghiệm.